Bên cạnh các loại vải có nguồn gốc tự nhiên đang được sử dụng rộng rãi như: cotton, lụa, modal… thì những chất liệu vải từ sợi tổng hợp cũng dần được phổ biến. Trong đó, chúng ta phải kể đến vải Polyester – đại diện của dòng vải nhân tạo với những ưu điểm vượt trội không thể tìm thấy ở vải sinh học. Để biết thêm chi tiết về khái niệm vải Polyester là gì? nguồn gốc, đặc điểm và cách bảo quản loại vải này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Alibu nhé.
1. Vải Polyester là gì?
Vải Polyester hay còn gọi là Poly hoặc PE được tạo ra từ các sợi polyester. Xét về nhiều mặt, polyester cũng là một loại nhựa. Thành phần chính của chất liệu này là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Sợi polyester được hình thành từ phản ứng hóa học trùng hợp giữa rượu và acid.
Hiện nay, có 4 loại sợi polyester chính gồm:
- Sợi xơ
- Sợi thô
- Sợi filament
- Sợi fiberfill.
Chất liệu vải poly sở hữu những đặc tính nổi bật như: không nhăn, không bai xù, kháng bụi bẩn, nấm mốc, co giãn tốt… Vì vậy, chúng đang được ứng dụng rất nhiều vào ngành may mặc, thời trang trên thế giới cũng như trong cuộc sống hàng ngày của con người.
2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải Polyester
Vào 1930, khi các loại vải tự nhiên vẫn đang chiếm ưu thế thì chất liệu Polyester đã được ra đời ở trong phòng thí nghiệm tại DuPont.
Tới những năm 1939 – 1940, các nhà khoa học người Anh đã chú ý tới phát hiện này và bắt đầu những nghiên cứu riêng của mình. Họ đã thành công trong việc tổng hợp ra sợi polyester.
DuPont đã tiến hành mua bản quyền về loại sợi này tại Mỹ vào năm 1946 và thương mại hóa polyester vào năm 1951.
Thời kỳ đỉnh cao của chất liệu vải này là những năm 1970 do ảnh hưởng bởi những thước phim quảng cáo và poster trên khắp các phương tiện truyền thông phổ biến thời đó. Tại đây, các nhà sản xuất đã đề cao tính tiện dụng của vải như: siêu bền, không nhăn, không cần ủi là… Ngoài ra, trên các sân khấu Disco, những bộ suit tinh tế, lấp lánh từ Polyester đã tạo nên hiện tượng thời trang lúc bấy giờ.
3. Các đặc điểm của vải Polyester
3.1 Ưu điểm của Polyester
Chống nước tốt: Ưu điểm đầu tiên của Polyester phải kể đến chính là khả năng chống nước cực tốt. Cho nên, chất liệu này thường được sử dụng để may đồng phục áo gió, đồng phục bảo hộ lao động, túi ngủ, balo, lều , bạt…
Chống nhăn: Không giống như các loại vải tự nhiên dễ bị co rút, nhăn nhúm, vải PE giúp sản phẩm luôn phẳng phiu, chống nhăn ổn định. Dù có vệ sinh và sử dụng thường xuyên thì vải cũng không hề bị biến dạng hay bai dão.
Chống bụi bẩn, dễ vệ sinh: Loại vải này có khả năng chống bụi bẩn tự nhiên. Bề mặt của vải láng mịn nên mọi vết bẩn không dễ dàng xâm nhập vào sợi vải. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người dùng không cần lo lắng về các loại bụi bẩn.
Nhuộm màu tốt và bền màu: Để tạo nên tính thẩm mỹ cho sản phẩm, công đoạn nhuộm màu vải trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với chất liệu polyester, các nhà sản xuất có thể thoải mái nhuộm màu rất dễ dàng. Không những vậy, màu sắc được nhuộm lên vải rất đậm, đẹp mắt và rõ nét. Bên cạnh đó, các bạn cũng không cần lo vải sẽ bị phai màu vì loại vải này có khả năng giữ màu rất tốt trong suốt quá trình giặt giũ.
Độ bền cao: Hầu hết các sản phẩm được làm từ Polyester đều có thể tồn tại được trong khoảng thời gian dài mà không bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường bên ngoài.
Giá thành rẻ: Vải tổng hợp Poly có giá thành rẻ hơn các loại vải tự nhiên rất nhiều do quá trình sản xuất không quá phức tạp.
Các ưu điểm khác: Ngoài những ưu điểm nổi bật trên, vải Polyester còn có những đặc điểm vượt trội khác như: chống nấm mốc, mối mọt, cách nhiệt…
3.2 Nhược điểm
Vải PE có rất nhiều những đặc điểm ưu việt, thế nhưng loại vải này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
Cách điện kém: Vào mùa đông, khi mặc trang phục từ chất liệu Polyester, người dùng sẽ cảm thấy tóc, lông tơ, lông chân… bị dựng đứng hết lên. Khi bạn chạm vào người khác, vải Poly sẽ tạo ra những cơn “giật điện”, có cảm giác đau rát.
Thấm hút mồ hôi kém: Đây chính là lý do loại vải này thường không được sử dụng vào mùa hè. Để khắc phục nhược điểm này, nhiều nhà sản xuất đã pha thêm sợi bông trong quá trình sản xuất để tăng khả năng hút ẩm cho vải. Tại Alibu chúng tôi sử dụng vải Polyester 96% để may áo thun đồng phục.
4. Polyester thường được sử dụng trong ngành nào
Được sử dụng phổ biến trong:
- Ngành thời trang
- Quần áo thể thao
- Các loại áo khoác
- Giày dép
- Ga trải giường, vỏ chăn, túi ngủ
- Lớp phủ cho chăn lông cừu (do đặc tính cách nhiệt của nó)
- Các loại chỉ khâu
- Độ nội thất
- Các loại vali hoặc balo du lịch
Sợi Polyester công nghiệp cũng được sử dụng để làm các loại dây an toàn trong lao động.
5. Cách vệ sinh vải Polyester
Vì có khả năng kháng mọi bụi bẩn nên việc vệ sinh sản phẩm từ chất liệu Polyester diễn ra khá nhanh chóng và dễ dàng. Các bạn hoàn toàn có thể chọn giặt tay thủ công, giặt máy hoặc giặt khô mà không cần lo phai màu hay bai dão.
Ngoài ra, trong quá giặt, các bạn cũng có thể thêm chất làm mềm vải. Bên cạnh đó, vải Polyester chống nhăn cực tốt nên người dùng không cần phải là ủi trước khi mặc, tiết kiệm khá nhiều thời gian. Nếu cần phải là ủi thì các bạn cũng nên chọn mức nhiệt thấp để đảm bảo độ bền của sản phẩm.
Trên đây là những chia sẻ của Đồng phục Alibu về vải Polyester. Mong rằng những thông tin trên đã cung cấp thêm kiến thức có ích giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm từ chất liệu Polyester phù hợp với nhu cầu của mình.
Đọc thêm: