Ngành may mặc ngày càng có những bước tiến vượt bậc, đồng nghĩa với việc những thiết bị sử dụng trong các nhà may, công xưởng được nâng cấp liên tục với mục đích tăng năng suất lao động. Các linh kiện đi kèm theo máy (như các nút điều khiển, bộ phận đánh suốt, cần lấy chỉ, đặc biệt là các loại chân vịt máy may) được thiết kế đa dạng, phong phú đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và tính thẩm mỹ cao. Trong bài viết dưới đây, Alibu sẽ tổng hợp các loại chân vịt máy may đang phổ biến nhất trên thị trường.
Xem thêm: Cách sử dụng máy may công nghiệp điện tử chuẩn [2020]
Các loại chân vịt máy may thông dụng
Chân vịt may đường thẳng
Nhắc đến chân vịt phổ biến nhất chắc chắn chúng ta không thể bỏ quan chân vịt may đường thẳng. Đây là loại chân vịt cơ bản có thể thực hiện một số chức năng như may vá quần áo rách, bung chỉ. Ngoài ra, chân vịt này cũng sử dụng đơn giản hơn rất nhiều so với các loại chân vịt khác.
Chân vịt may đường ziczac
Nếu như trước đây, để may được đường zic zac hoàn hảo tốn rất nhiều thời gian. Vậy nên, sự ra đời của chân vịt chuyên dụng để may đường zic zac đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tạo ra được một sản phẩm phong cách và thời trang.
Chân vịt máy may dây kéo
Chân vịt dây kéo chuyên được sử dụng cho máy may dây kéo. Các bạn có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm quần áo trên thị trường dùng dây kéo như: quần âu, quần jeans, váy, chân đầm,… Vì vậy, nhu cầu sử dụng chân vịt dây kéo cũng tăng cao hơn và ứng dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp dệt may.
Chân vịt may nhún
Trang phục có chi tiết bèo nhún luôn được các chị em yêu thích. Do đó, các xưởng may đồng phục cũng nhanh chóng dùng chân vịt may nhún cho máy may của mình. Bên cạnh đầm, váy, chân váy… loại chân vịt này còn được sử dụng khi may chăn, ga, gối và rèm cửa số.
Chân vịt cuốn biên
Chân vịt cuốn biên được dùng để may các mép biên trên vải. Nếu như chúng ta may mép biên bằng tay thì vừa khó lại tốn rất nhiều thời gian. Ngoài ra, không phải ai cũng có kỹ năng để may đước mép biên thẳng và đẹp. Lúc này, chân vịt cuốn biên chính là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Chân vịt vắt sổ
Chân vịt vắt số sử dụng cho máy may vắt sổ đường biên vải sau khi bị cắt để tránh trường hợp vải tua dua hoặc rách mép, ảnh hưởng tới thẩm mỹ sản phẩm. Tượng tự như may cuốn biên, may vắt sổ rất khó với những thợ may gia đình hoặc người mới học may. Cho nên, các bạn quyết định đầu tư chân vịt vắt sổ là hoàn toàn hợp lý.
Chân vịt dùng cho máy may gia đình
Nhiều chị em cũng muốn tự mình tạo ra những sản phẩm may độc đáo cho mình và gia đình. Vậy nên, máy may gia đình xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi nhà. Các loại máy may gia đình sẽ sử dụng loại chân vịt có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, không quá cầu kỳ, phức tạp.
Chân vịt nhựa
Chân vịt nhựa sử dụng để may các loại vải khó chạy như thun, dạ, da… Khi dùng chân vịt nhựa, chúng ta dễ dàng quan sát những đường chỉ may hơn. Đồng thời, chúng cũng dễ lắp ráp, tránh trường hợp kẹt vải ở trong bàn lừa.
Cách thay chân vịt chuẩn
Đôi khi trong quá trình may, các bạn sẽ phải thay đổi các loại chân vịt máy may để phù hợp với mục đích của mình. Vì thế, các bạn cần phải nắm rõ quy trình thay chân vịt cho chuẩn nhất.
- Bước 1: Tắt công tắc nguồn điện và nâng cần chân vịt điều chỉnh lên.
- Bước 2: Nâng kim bằng cách xoáy bánh đà theo ngược chiều kim đồng hồ cho tới khi nhìn thấy đường đánh dấy trên bánh đà hướng lên trên.
- Bước 3: Kéo thẳng chân vịt xuống để tháo ra.
- Bước 4: Đặt chân vịt lên trụ kim, lưu ý chốt chân vịt và đường rãnh sao cho khớp nhau.
- Bước 5: Hạ cần điều chỉnh chân vịt xuống, đồng thời lắp chân vịt vào rãnh.
Nếu như bạn lắp đúng chân vịt vào vịt trí thì sẽ có tiếng “tách” phát ra nên các bạn hãy lắng nghe thật kỹ sau khi hoàn thành 5 bước trên nhé. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chọn các loại chân vịt máy may phù hợp để tránh những trường hợp “dở khóc dở cười”.
Một số nguy hiểm nếu lắp chân vịt sai vị trí
Sẽ có một hai lần chúng ta lắp sai chân vịt, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua sự cố này không quan tâm. Điều này hòa toàn sai bởi nếu chân vịt lắp sai vị trí thì sẽ gây ra những nguy hiểm ảnh hưởng với các chi tiết khác của máy may và người sử dụng.
- Kim máy bị cong hoặc gãy, không sử dụng được.
- Gây thương tích cho người dùng khi chạm vào chân vịt lắp sai cách.
Trên đây là các loại chân vịt máy may đang được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay. Còn có rất nhiều loại chân vịt khác nên các bạn cần phải xem xét thật kỹ để tìm được chân vịt ưng ý nhất nhé.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách lắp kim máy khâu công nghiệp chỉ với 4 bước đơn giản