Ngành may mặc đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, ngành này còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân. Bởi lẽ trong các xưởng may phân chia thành nhiều bộ phận để vận hành. Và tại mỗi vị trí sẽ cần có nguồn nhân lực với trình độ khác nhau để hoàn thành tốt công việc.
Dù vậy, các xưởng may đồng phục có quy mô đến đâu cũng phải tuân theo đúng quy trình sản xuất hàng may mặc chuẩn. Hôm nay, Alibu sẽ chia sẻ với các bạn quy trình sản xuất hàng may mặc một cách chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất hàng may mặc chính là thiết kế rập với mục đích tạo ra bản gốc sản phẩm. Căn cứ vào rập hình ảnh, các chuyên gia sẽ tạo ra bản mẫu đầu tiên của sản phẩm nào đó theo nhiều size khác nhau trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Hiện nay, có 2 kiểu thiết kế rập phổ biến đó là:
- Rập tay: Đây là phương pháp rập truyền thống khi người thợ sẽ dùng thước, kéo, bút, giấy cứng dựa theo công thức chuẩn có sẵn để phác họa bản mẫu gốc form châu Âu, châu Á hoặc Việt Nam.
- Rập máy: Bản rập sẽ được làm trên phần mềm may mặc chuyên dụng nào đó như Gerber, Optitex,… để tiết kiệm thời gian, công sức và máy tính sẽ cho phép bạn tự động chỉnh size, chạy sơ đồ.
Bước 2: Trải và cắt vải
Sau bước rập, chúng ta sẽ có sơ đồ để biến một tấm vải thô trở thành những sản phẩm như quần áo, đầm, váy,… Mục đích chính của công đoạn này là biến các nguyên liệu thô từ dạng vải tấm sang dạng vải mảnh để chuẩn bị cho bước khâu may sản phẩm. Vì quá trình cắt ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm, các bạn cần chú ý:
- Loại bỏ tất cả bán thành phẩm bị lỗi.
- Bán thành phẩm cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về số lượng, thông số, kích cỡ…
- Tạo ra bán thành phẩm chuẩn để không làm mất thời gian của các công đoạn sau.
Có 2 cách để cắt vải thành bán thành phẩm gồm cắt vải bằng máy cắt công nghiệp và cắt vải bằng máy cắt cầm tay.
Những người thở ở vị trí này đòi hỏi phải có tay nghề điêu luyện, kinh nghiệp lâu năm để hạn chế tối đa các sự cố trong quá trình cắt vải.
Bước 3: May khâu thành phẩm hoàn thiện
Khi bộ phận may khâu đã có đầy đủ các bán thành phẩm thì cần nhanh chóng lắp ráp chúng lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Tùy thuộc vào kiểu sản phẩm là quần, áo, váy… sẽ áp dụng kiểu may khác nhau sao cho phù hợp nhất.
- May vắt sổ: Kiểu may này giống như móc xích. Cách may này giúp giữ chặt mép của sản phẩm không bị bung.
- Đường may móc xích kép: Mũi may dạng móc xích kép hình thành từ 1 mũi kim và 1 mũi móc để tạo thành móc xích ở dưới nguyên liệu. Thực hiện liên tục các mũi may sẽ thành đường may giúp sản phẩm có độ đàn hồi tốt hơn.
- Đường may móc xích đơn: Các thợ may chỉ cần sử dụng mũi may một chỉ của kim tạo ra đường may vòng xích khóa chặt nhau ở mặt dưới nguyên liệu. Tuy nhiên, đường may này không bền, dễ tuột chỉ nên thích hợp dùng để đính khuy hay may đường may chìm.
Bước 4: Là ủi sản phẩm may mặc
Trong quy trình sản xuất sản phẩm may mặc, ủi là được biết đến là một trong những bước quan trọng nhất, quyết định trực tiếp tới chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chính vì vậy, các nhân viên cần nắm rõ cách ủi quần áo bằng bàn ủi hơi nước và các loại bàn ủi khác nhau. Nếu không chỉ dẫn cho nhân viên, chỉ có một chút lơ đễnh cũng có thể sẽ làm cho sản phẩm bị cháy, co rút, đổi màu… làm giảm chất lượng sản phẩm.
Một số phương pháp ủi là thông dụng gồm có:
- Ủi là thiết kế: Cách ủi này sẽ tạo hình sản phẩm bằng thao tác uốn, nén kép, kéo dãn để tạo độ phồng tại những vị trí nhất định trên trang phục.
- Ủi là phẳng: Làm giảm những nếp gấp giúp về mặt vải phẳng mịn.
- Ủi là sau khi cắt bán thành phẩm.
- Ủi là sau khi may xong.
- Ủi là tạo dáng sản phẩm lần cuối.
Bước 5: Kiểm tra tổng thể chất lượng sản phẩm
Đây là bước cuối cùng để quyết định chất lượng sản phẩm có đạt để xuất ra tiêu thụ trên thị trường hoặc giao hàng đến tay khách hàng đã đặt trước hay không.
Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thường gặp:
Theo giai đoạn
- Kiểm định các bán thành phẩm sau khi cắt.
- Kiểm định các thành phẩm sau khi may.
Theo địa điểm
- Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để xác định chính xác chất lượng.
- Kiểm tra đột xuất trong từng khâu làm việc để nâng cao tính tự giác của nhân viên, đảm bảo tính ổn định chất lượng của sản phẩm tại mỗi quá trình.
- Kiểm tra liên tục, thường xuyên để phát hiện ra các lỗi gây ra phế phẩm, sửa chữa, loại bỏ nhanh chóng.
Bước 6: Quản lý quy trình sản xuất hàng may mặc
Công việc giám sát quy trình quản lý sản xuất thuộc về trách nhiệm của QA ngành may mặc. Công việc đó bao gồm:
- Tiếp nhận đơn hàng từ phía bộ phận kinh doanh, lên kế hoạch thực hiện quy trình sản xuất.
- Tính toán ngân sách, thời gian sản xuất. Đảm bảo tình trạng sản xuất hàng hóa diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu.
- Lập báo cáo xuyên suốt quá trình sản xuất.
- Phân công công việc tương ứng với từng vị trí cho cấp dưới.
- Lên kế hoạch điều phối, chọn lựa nguyên liệu, vật tư phù hợp.
- Kiểm định, đánh giá và khắc phục lỗi sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng.
Hy vọng những chia sẻ bên trên của May Đồng Phục Alibu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất hàng may mặc. Nếu các bạn muốn tìm hiểu sau hơn về ngành may mặc, hãy đón xem những bài bài viết khác nữa nhé.