Hiện nay, vải canvas đang là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã từng sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu vải này. Thông dụng là vậy, nhưng không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cơ bản của chất liệu canvas như: khái niệm, đặc điểm, ứng dụng… Trong bài viết dưới đây, Xưởng May Đồng Phục Alibu sẽ giải đáp mọi câu hỏi của các bạn xung quanh vải canvas một cách chi tiết nhất.
Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải canvas là gì?
Vải canvas hay còn gọi là vải bố được dệt từ sợi gai dầu. Trước đây, chất liệu vải này sử dụng hoàn toàn từ sợi gai dầu, nhưng để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại nên đã được thêm các chất liệu khác như: lanh, cotton, hemp, sợi tổng hợp…
Không giống như nhiều loại vải khác, canvas được dệt theo phương pháp dệt ngang chứ không phải dệt chéo, làm tăng độ vững chắc, không thấm nước của vải. Thế nên, canvas hay dùng để làm buồm thuyền, lều, bạt, balo, túi xách, rèm cửa, giấy vẽ của họa sĩ… Đây đều là những vật dụng yêu cầu độ bền cao.
Ưu nhược điểm của vải canvas
Ưu điểm
- Khả năng chống thấm nước tuyệt vời: Chất liệu canvas thường được sử dụng để làm buồm thuyền, lều, bạt, giấy vẽ… bởi khả năng chống thấm nước ưu việt của loại vải này. Trong lĩnh vực thời trang đồng phục Canvas thường được sử dụng làm đồng phục tạp dề cho nhà hàng và các quán cafe.
- Độ bền cao: Từ lâu, độ bền bỉ đáng kinh ngạc của canvas đã nổi danh khắp thế giới. Vậy nên, mọi vật dụng làm từ chất liệu này có thể tồn tại trong hàng thập kỷ.
- Giữ màu tốt: Vải canvas có thể nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau. Không những vậy, màu nhuộm trên vải rất bền, đảm bảo giữ nguyên ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
- Chống nấm mốc: Chất liệu canvas có thể kết hợp thêm các đặc tính hóa học để gia tăng tính chất tự nhiên cho mình dễ dàng và nhanh chóng như: chịu nước, chống cháy và hạn chế nấm mốc.
- Vải có trọng lượng nhẹ và dễ dàng vệ sinh khi dính bẩn.
Nhược điểm
- Vải khá dày nên sau khi giặt sẽ lâu khô hơn các loại vải khác như lụa, cotton, lanh…
- Dễ rách bởi những vật nhọn và cứng.
- Đặc tính thấm hút tốt của vải canvas sẽ làm giảm tuổi thọ sản phẩm sử dụng chất liệu này.
Các loại vải canvas thông dụng
Vải hemp (vải sợi gai dầu)
Vải hemp được tạo thành từ sợi bông và sợi gai dầu nên có những ưu điểm vượt trội như: độ bề cao, chịu nhiệt tốt, chống nấm mốc… Màu nguyên bản của loại vải này khi chưa qua xử lý hóa học là xám xi măng hoặc nâu tự nhiên. Tuy nhiên, ở vải hemp không có độ mềm mại và thiếu tính thẩm mỹ, hơi thô ráp, trông khá thô sơ nên chỉ ứng dụng làm buồm, lều, bạt, cao bì…
Vải canvas cotton
Điểm thu hút của vải canvas cotton chính là giá thành rẻ nhưng tương đối chắc chắn, tính thẩm mỹ tốt nên được ứng dụng vào ngành thời trang. Sản phẩm làm từ chất liệu canvas cotton có vẻ tinh tế, trẻ trung.
Vải canvas lanh
Chất liệu sử dụng để dệt vải lanh cũng có thể áp dụng để tạo ra vải canvas. Thế nhưng, mức chi phí để làm ra thành phẩm khá cao, gấp 2 – 3 lần với các loại vải khác trên thị trường, đặc biệt là vải cotton.
Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng loại vải này, các bạn cần phải cân nhắc kỹ để tiết kiệm chi phí.
Vải canvas sợi tổng hợp
Bên cạnh các sợi tự nhiên, vải canvas cũng có thể được dệt từ sợi tổng hợp để tăng độ bền, chống thấm nước, phù hợp ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Cách nhận biết các loại vải canvas
Với những đặc tính riêng biệt của từng loại vải, chúng ta có thể phân biệt được các loại vải canvas bằng mắt và tay hoặc khi đốt.
Nhận biết bằng mắt và tay
Vải bố có nguyên liệu chính là sợi gai dầu nên khi nhìn qua, các bạn sẽ thấy chất vải rất thô và cứng. Khi sờ, bề mặt vải thô ráp, không mềm mại như những chất liệu khác.
Nhận biết vải khi cháy
Khi đốt, các loại vải từ sợi tự nhiên sẽ có mùi gỗ, tro tàn. Còn vải có sợi tổng hợp sẽ có mùi khét, vón cực và không có tro.
Ứng dụng vải canvas trong thời trang
Vải canvas chủ yếu được sử dụng để làm túi xách, balo, giày dép đậm chất vintage nhờ màu trắng ngà và nâu tự nhiên của vải.
Ngày nay, với công nghệ nhuộm phát triển nhanh chóng nên vải canvas cũng có rất nhiều sắc màu. Do đó, người dùng dễ dàng lựa chọn vật dụng theo sở thích của riêng mình.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ được ưu nhược điểm, cách phân loại của vải canvas. Hy vọng, các bạn sẽ áp dụng đúng kiến thức để tìm ra mẫu sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.