Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè, vải lanh là loại vải được ưa chuộng nhất để sử dụng làm trang phục trong thời gian này. Những bộ quần áo được làm từ vải lanh có khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, làm dịu mát cơ thể khi mặc trên người. Tuy nhiên, khá nhiều người còn chưa thực sự hiểu vải lanh là chất liệu gì? Loại vải này có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào?… Hãy cùng Alibu trả lời mọi câu hỏi trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải lanh là gì?
Vải lanh là loại vải có thành phần chủ yếu là vỏ và xơ hoặc sợi của cây lanh, có pha thêm một chút loại sợi khác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì chất liệu vải này thoáng mát vượt trội, thậm chí còn được đánh giá cao hơn vải cotton và vải lụa. Hiện nay, cây lanh được trồng nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc của nước ta, nhất là ở Sapa. Khi thu hoạch, các bạn cũng cần phải lưu ý xử lý thật cẩn thận, tỉ mỉ trước khi kéo thành sợi.
Quá trình sản xuất ra vải lanh tốn khá nhiều công sức và thời gian nhưng đổi lại chất liệu vải dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn là một trong những mẫu vải được yêu thích nhất trên thị trường.
Nguồn gốc của vải lanh
Không ai biết rõ nguồn gốc chính xác của vải lanh, thế nhưng các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chất liệu vải này tại các hồ nước ở Thụy Sĩ với niện đại 8.000 năm TCN.
Ngoài ra, họ còn tìm thấy sợi lanh nhuộm tại hang đá thời tiền sử tại Gruzia. Điều này là cơ sở cho giả thiết, con người đã sử dụng vải lanh được dệt kéo từ cây lanh dại khoảng 36.000 năm TCN.
Từ đây, chúng ta có thể thấy vải lanh là một trong những loại vải lâu đời nhất trên thế giới.
Ở Ai cập cổ đại, vải lanh còn được dùng để thay thế tiền tệ. Theo đó, vải lanh được xem như biểu tượng của ánh sáng cùng sự tinh khiết. Không những vậy, các xác ướp của giới quý tộc, thượng lưu cũng sử dụng loại vải này để quấn, phô trương sự giàu có. Bằng chứng cho thấy, một số mảnh vải lanh được tìm thấy ở lăng mộ của các pharaoh Ramses III, Tutankhamun đều vẫn còn vẹn nguyên.
Chất liệu vải này đã xuất hiện rất nhiều hơn trên thế giới, nhưng vải ở các quốc gia châu Âu luôn nhận được phản hồi tốt hơn cả.
Những đặc tính của vải lanh
Ưu điểm
Mềm mịn
Ưu điểm đầu tiên và nổi trội nhất của vải lanh chính là sự mềm mại, mịn màng khi tiếp xúc trực tiếp với chúng. Không những vậy, sau mỗi lần giặt, các bạn sẽ cảm thấy chất vải mềm mịn, dễ chịu hơn.
Khả năng thấm hút nước cực tốt
Đặc điểm khiến vải lanh là loại vải được sử dụng nhiều nhất trong mùa hè là khả năng hấp thụ và thấm nước cực nhanh. Độ ẩm của vải có thể lên tới 20% mà không hề gây cảm giác khó chịu, ẩm ướt.
Chính vì vậy, khi mặc trang phục làm từ chất liệu lanh vào mùa hè, cơ thể của các bạn sẽ luôn cảm thấy thông thoáng, dễ chịu, mát mẻ.
Độ bền cao
Vải lanh có thể tồn tại sau hàng ngàn năm. Bề mặt của vải rất mềm mại nhưng lại cực chắc chắn, không xuất hiện tình trạng sờn hay sơ vải sau khi sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Chống bụi bẩn, kháng khuẩn
Mặc dù không hề sử dụng bất kỳ hóa chất nào, nhưng vải lanh vẫn có thể chống nhậy, bọ thảm. Thế nhưng, nấm mốc, mồ hôi và các chất tẩy rửa mạnh cũng dễ làm hư hỏng vải.
Thân thiện với môi trường
Đây là loại vải được làm từ sợi tự nhiên nên rất dễ phân hủy sinh học và có thể tái chế được. Điều này rất tốt cho Trái Đất của chúng ta khi đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
Nhược điểm
Hạn chế lớn nhất của vải lanh chính là độ đàn hồi kém, bởi chất liệu vải này được làm hoàn toàn từ sợi tự nhiên, không thể co giãn nhiều như các loại vải tổng hợp khác.
Vậy nên, sản phẩm làm từ vải lanh rất dễ bị nhăn, phải là ủi thường xuyên. Do đó, các nhà sản xuất đã dùng vải lanh để làm các trang phục rộng, xòe.
Một số lưu ý khi sử dụng vải lanh
Nếu muốn vải lanh có độ bền cao thì các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Là ủi không quá 240 độ C.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh dễ làm rách hoặc nhăn trang phục.
- Khi phơi, cần giũ mạnh quần áo và treo bằng móc để phẳng tự nhiên.
- Trong trường hợp giặt máy, các bạn cần để trang phục vào túi lưới để không bị cọ sát, giằng kéo mạnh dễ bung chỉ.
- Cần sử dụng sản phẩm từ vải lanh tự nhiên thường xuyên để không bị bục, nổ do bị cất giữ lâu ngày.
Trên đây là tổng hợp những thông mà Alibu đã tổng hợp được trong quá trình nghiên cứu các loại vải. Mong rằng, bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, nguồn gốc và ưu nhược điểm cũng như cách bảo quản loại vải lâu đời này.
Đọc thêm: Vải viscose (rayon) – Sự thay thế hoàn hảo của lụa tơ tằm