Trong những năm gần đây, những sản phẩm từ vải tweed đã khiến giới mộ điệu săn lùng ráo riết bởi vẻ đẹp tuyệt vời mà chúng đem lại cho người mặc. Chất liệu này rất đặc biệt bởi không mềm mại, mịn màng mà lại thô cứng, bề mặt vải sần nhưng lại ẩn chứa nét tinh tế, thanh lịch khó cưỡng. Tại sao lại vậy? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Xưởng May Đồng Phục Alibu nhé.
Tham khảo thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải tweed là gì?
Thời kỳ đầu, vải tweed được dệt từ những sợi len thô. Vậy nên, các sản phẩm từ chất liệu tweed thường khiến người mặc cảm thấy thô cứng nặng nề. Thế nhưng, ưu điểm nổi bật của mẫu vải này đó là chắn gió rất tốt, chống thấm nước ưu việt. Do đó, chúng được dùng để may áo khoác, trang phục giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
Đến nay, để nâng cao tính thẩm mỹ và ứng dụng vào ngành thời trang nên các nhà sản xuất đã pha thêm một số sợi vải tự nhiên đến tổng hợp như: vải cotton, len cashmere, polyester,… thậm chí là sợi kim loại. Vì thế, các bạn sẽ thấy sự lấp lánh, ấn tượng toát ra từ sản phẩm được làm từ vải tweed. Đây cũng là lý do tại sao các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới mê mẩn tweed và sử dụng nó vào các bộ sưu tập cao cấp của mình.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải tweed
Là một trong những loại vải chuyên dùng để thiết kế thời trang cao cấp, thế nhưng vải tweed lại có xuất xứ từ vùng quê nghèo lạnh giá ở Scotland vào năm 1970. Thời tiết khi đó cực khắc nghiệt, các loại trang phục thông thường không thể giúp con người nơi đây chống chọi lại cái buốt lạnh của mùa đông. Chất liệu tweed ra đời như một vị cứu tinh với khả năng chống rét, chống ẩm tuyệt vời. Vải tweed lúc bấy giờ rất dày, thô sần và không có quá nhiều họa tiết trang trí.
Sau vài năm, chất liệu tweed gây ấn tượng đến giới quý tộc và họ sử dụng chúng để làm trang phục cho người hầu gia đình mình. Từ năm 1840 trở đi, vải tweed được sản xuất đại trà nên giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều. Loại vải này được giới thợ săn yêu thích bởi chất liệu giữ ấm và hoa văn trên vải có thể hòa lẫn vào cây cối xung quanh giúp họ ngụy trang tốt.
Với ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, lượng vải tweed được sản xuất ra ngày càng nhiều, chạm được tới tầng lớp bình dân và thường được dùng riêng cho nam giới. Thế nhưng, bộ sưu tập của thương hiệu thời trang đình đám Chanel với sự xuất hiện của những chiếc áo khoác tweed đã làm thay đổi tư duy thời trang thế giới. Từ đó, loại vải này còn được sử dụng để làm trang phục nữ.
Tại sao lại gọi là vải tweed?
Một điều khá thú vị đó là tweed không phải là tên đầu tiên của chất liệu tweed. Ban đầu, các nhà sản xuất đặt tên cho loại vải này là tweel. Đến năm 1826, một thương gia người Anh đã viết nhầm tweel thành tweed và sử dụng đến bây giờ.
Không ai biết lý do ông viết như vậy, có thể đơn thuần là ông đã sai chính tả hoặc do nguồn gốc của loại vải này là từ vùng Tweed của Scotland nên mới đổi tên. Song không thể phủ nhận sự chính cái tên đã tạo nên sức hút khó cưỡng của dòng vải độc đáo.
Đặc điểm của vải tweed
Ưu điểm
- Độ bền cao: Bằng cách ứng dụng phương thức dệt đan xen sợi tạo cảm giác chắc chắn.
- Giữ ấm tốt: Đây chính là ưu điểm lớn nhất của vải tweed.
- Chống ẩm: Chất liệu vải thô sần không thấm nước, tránh được các nếp nhăn.
- Thân thiện với môi trường: Hầu hết, các loại vải tweed có thành phần chính là len có nguồn gốc tự nhiên, an toàn với sức khỏe người sử dụng, không gây dị ứng, thân thiện với môi trường.
- Độ thẩm mỹ cao: Các mẫu trang phục được làm từ loại vải này luôn toát lên vẻ sang trọng, thời thượng, giữ form dáng rất tốt.
Nhược điểm
- Bề mặt sần sùi, gồ ghề không mềm mịn như những chất liệu khác.
- Độ thoáng khí thấp: Chính bởi khả năng giữ nhiệt cực tốt, đồng thời thấm hút mồ hôi kém nên chất liệu tweed không được ưa chuộng làm trang phục mùa hè.
- Độ co giãn thấp, thường hay bị sờn và xủ vải.
Phương pháp bảo quản vải tweed
- Nên giặt khô bởi nếu giặt nước hoặc sử dụng các chất tẩy rửa có thể làm vải nhanh khô cứng.
- Khi giặt bằng máy, tốt nhất nên cho sản phẩm làm từ vải tweed vào lưới bảo vệ, tránh làm hư hỏng vải.
- Nên phơi trang phục trên móc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết của Alibu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dòng vải tweed. Từ đó, các bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Click xem: Vải jacquard – Bước đột phá của ngành dệt may thế giới