Giữa muôn vàn các loại vải trên thị trường hiện nay, để chọn được chất liệu vải phù hợp để may đồng phục không phải là điều dễ dàng, tốn khá nhiều thời gian. Mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng nên nếu các bạn không tìm hiểu kỹ sẽ ứng dụng sai, không tạo ra được sản phẩm ưng ý. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây của Alibu sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để khi chọn chất liệu vải may đồng phục nhanh nhất, đúng với yêu cầu của từng người.
Xác định một số tiêu chuẩn với đồng phục
Đầu tiên, các bạn cần phải hoạch định rõ những đặc điểm cơ bản về đồng phục mà bạn muốn may. Ví dụ như: mục đích sử dụng, thời gian dùng đồng phục thường ngày hay chỉ vào những dịp đặc biệt, tổ chức may đồng phục quán café, nhà hàng, ngân hàng, spa, trường lớp, học sinh, giáo viên, công nhân, bảo vệ… Những điều này sẽ giúp các bạn tìm được chất liệu vải như ý, tăng độ bền, bảo đảm người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu, phát huy tối đa năng lực khi mặc đồng phục.
Chọn chất liệu vải may đồng phục dựa theo môi trường làm việc
Khi chọn vải may đồng phục, các bạn cũng cần chú trọng tới môi trường làm việc như thế nào, căn cứ vào đó để tìm ra loại vải phù hợp.
- Trường hợp làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì những chất liệu len, lụa có thể hút ẩm và giữ ấm cơ thể chính là sự chọn lựa lý tưởng.
- Nếu làm việc trong môi trường nắng nóng, oi bức thì mọi người nên chọn mẫu vải mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, co giãn tốt như: cotton, lanh, kate,…
- Đối với những ai phải làm việc tại các địa điểm điều kiện làm việc khắc nghiệt, có nhiệt độ cao như hầm than, xưởng luyện sắt thép, cơ khí… hay trong kho đông lạnh, nhiệt độ thấp thì bộ đồng phục bảo hộ lao động phải dày dặn, cách điện, cách nhiệt tốt.
Màu sắc của vải may đồng phục
Đồng phục công ty
Màu đồng phục dành cho các nhân viên tốt nhất nên theo màu sắc chủ đạo của công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, quán café… Điều này mang lại sự đồng bộ, chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng, giúp mọi người nhanh chóng ghi nhớ thương hiệu của bạn.
Đồng phục nhóm, lớp
Để thể hiện sự trẻ trung, năng động, tinh nghịch, tươi mát, các bạn trẻ nên lựa chọn áo lớp, đội nhóm của mình gam màu sáng như: trắng, xanh dương, hồng sáng, xanh lá cây… Hoặc các bạn muốn làm nổi bật lòng nhiệt huyết, cháy bỏng thì màu sắc thuộc gam màu nóng là: đỏ, vàng, cam, hồng đậm… trở thành chọn lựa hàng đầu. Ngoài ra, các bạn có thể chọn bất kỳ màu sắc nào mà mình muốn, miễn sao cho ra thành phẩm ưng ý nhất là được.
Đồng phục công nhân
Màu sắc hay dùng để may đồng phục cho công nhân lao động tại các phân xưởng, nhà máy, khu công nghiệp đó là: xanh dương, xám, xanh đen, đen, nâu… Trong đó, các bộ đồng phục bảo hộ lao động thường làm bằng vải kaki dày dặn, đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động.
Một số chất liệu vải may đồng phục phổ biến
Vải cotton
Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may đồng phục. Bề mặt vải cotton mềm mịn, độ co giãn tốt, khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Đặc biệt vải cotton có thành phần chính từ sợi thiên nhiên nên không gây dị ứng, an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Vải kate
Với môi trường làm việc yêu cầu tính lịch sự, đứng đắn, cần phải mặc sơ mi thì vải kate luôn được ưu tiên chọn lựa. Loại vải này có khả năng thấm hút tốt, thoáng mát, dễ giặt ủi, không phai màu,… rất phù hợp với ai làm văn phòng.
Vải kaki
Vải kaki hay được dùng để thiết kế đồng phục bảo hộ lao động bởi độ dày dặn, khả năng chống nước, chống bụi bẩn, không bị mài mòn, cách nhiệt tối ưu. Hơn thế nữa, vải kaki rất ít nhăn, giữ màu tốt, dễ vệ sinh nên càng được yêu thích dùng làm đồng phục.
Vải tuyết mưa
Khá nhiều người không biết đến chất liệu vải này nhưng nó rất được thông dụng trong việc thiết kế đồng phục công ty. Vải tuyết mưa là vải tổng hợp từ 4 chất liệu quen thuộc: polyester, rayon, spandex và nylon. Vì vậy, vải có những đặc điểm vô cùng nổi bật như: co giãn tốt, chống nấm mốc, mềm mịn, không bị xù lông, lên form đẹp, dễ cắt may… Do đó, vải tuyết mưa được ứng dụng trong thời trang công sở để làm các kiểu váy đầm, quần áo kiểu, vest… lịch sự, gọn gàng, đứng đắn.
Trên đây là tất cả những kiến thức mà bạn cần biết khi chọn vải may đồng phục. Hy vọng, qua bài viết các bạn đã định hướng được loại vải phù hợp nhất để làm trang phục cho doanh nghiệp, công ty, hội nhóm của mình.