Trong vô vàn các loại vải có mặt trên thị trường hiện nay, vải kaki vẫn có một chỗ đứng nhất định, được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích. Loại vải này chính là một trong những chất liệu vải được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực đo may đồng phục. Cùng Alibu tìm hiểu chúng nhé!
Click xem: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải kaki là gì?
Vải kaki là loại được làm từ sợi cotton 100% nhưng điểm khác biệt là ở cách dệt đem đến nhiều ưu điểm độ thoáng mát cao và cực kỳ mỏng nhẹ. Chúng khiến người mặc cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi hoạt động, làm việc trong cả ngày dài. Đôi khi, loại vải này được pha thêm với sợi nhân tạo để giảm giá thành cũng như khắc phục những điểm yếu của cotton 100%.
Cần phải kể đến, kaki là một chất liệu vải khá cứng cáp, là lựa chọn hoàn hảo cho những môi trường khắc nghiệt và có cường độ làm việc nặng nhọc như công trường, nhà xưởng hay thậm chí là quân đội. Thậm chí, nhiều người có cá tính mạnh mẽ, ưa sự “bụi bặm” cũng rất ưa chuộng loại sử dụng loại vải này cho những bộ cánh thời trang của mình.
Hiện nay, loại vải này được sử dụng để tạo ra các nhiều sản phẩm may mặc từ bình dân đến cao cấp.
Phân loại vải kaki
Để phân biệt được các loại vải kaki, người ta thường dựa vào độ co giãn và thành phần hóa học có trong vải.
Dựa vào độ co giãn của vải
Nếu phân biệt vải kaki dựa theo độ co giãn thì có 2 loại vải chính là kaki thun và kaki không thun.
Kaki thun
Bên cạnh thành phần chính là cotton, chất liệu vải kaki thun có pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn của vải. Điều này mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
Với đặc điểm trên, vải kaki thun rất hay được dùng để may các loại trang phục bó sát, ôm body như váy, đầm, áo khoác nữ, quần nam/nữ…
Kaki không thun
Loại vải này có độ cứng cao, ít bị nhăn được sử dụng nhiều để làm trang phục cho nam như: quần tây, quần tây ống đứng. Với việc dùng vải kaki không thun, các loại quần áo sẽ có form chuẩn, thẳng đứng, nhất là với quần, toát lên vẻ lịch sự, gọn gàng và lịch lãm cho người mặc. Bên cạnh đó, chất liệu vải kaki không thun còn được sử dụng để may đồng phục bảo hộ lao động.
Dựa vào thành phần hóa học của vải
Căn cứ vào các thành phần hóa học, vải kaki được chia thành hai loại đó là kaki cotton và kaki polyester.
Kaki cotton
Đây là loại vải được tạo nên từ vải bông tự nhiên, có độ dày vừa phải, đem đến cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho người dùng. Vải kaki thường hay được ứng dụng để làm các loại quần và váy ôm cho nữ.
Kaki polyester
Khác với vải kaki cotton, vải kaki polyester làm từ các sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là Ethylene. Vì vậy, vải kaki polyester có những đặc tính như: khả năng thấm, hút ấm cực kém, chống cháy và không co giãn khi giặt. Loại vải này hay được áp dụng để may mũ, nón, tạp dề, balo,…
Tính ứng dụng của vải kaki trong may mặc
Ưu điểm nổi bật của vải kaki là có độ bền cao, dày dặn, thoáng mát, không nhăn, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn còn tùy thuộc vào mỗi loại vải. Có thể nói, với những đặc điểm vượt trội như vậy, vải kaki trở thành loại vải đa năng, được yêu thích sử dụng trên toàn thế giới.
Hầu hết mọi loại trang phục đều có thể dùng vải kaki như: vest, đồng phục học sinh, quần áo công sở, đồng phục bảo hộ lao động, váy, đầm, áo khoác, mũ, nón… Ngoài ra, màu sắc của loại vải này rất đa dạng nên các bạn có thể tùy chọn màu vải mà mình yêu thích.
6 lời khuyên bảo quản đồ vải kaki từ chính nhà sản xuất
Nhược điểm của vải kaki tối màu là rất nhanh bị phai, bạc nếu không biết cách bảo quản đúng. Vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng nên đọc mác quần áo để nhận được hướng dẫn bảo quản cụ thể của từng trang phục từ nhà sản xuất.
Tuy vậy, để giữ bộ đồ kaki của bạn dùng được lâu và bền màu, chúng tôi sẽ gửi bạn một công thức chung mà bạn cần làm theo ngay sau đây:
Lời khuyên 1: Không nên giặt quá nhiều
Bạn cần lời khuyên từ Alibu – chuyên gia về may mặc về cách bảo quản đồ Kaki? Câu trả lời của chúng tôi là chỉ giặt đồ từ vải Kaki của bạn khi thực sự cần thiết.
Nếu bạn không nhìn thấy bất kỳ vết bẩn nào hoặc mùi lạ, bạn nên mặc tiếp lần hai (hoặc ba hay bốn lần). Đừng hiểu lầm là chúng tôi “xui” bạn không bao giờ được giặt đồ, giặt là một phần tất yếu của việc bảo quản quần áo đúng cách. Tuy nhiên, đối với chất liệu này, nó rất khó bị bám bẩn bởi những tác nhân thông thường và lý do thứ 2 quan trọng hơn, là chúng sẽ dễ bị phai màu và nhăn sau khi giặt.
Thay vào đó, hãy thử đưa quần áo của bạn treo chúng trên dàn phơi ở nơi có không khí trong lành bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy chúng cần được chăm sóc một chút. Những bước nhỏ này sẽ khử mùi và giảm nếp nhăn giữa các lần giặt.
Lời khuyên 2: Thử cố gắng làm sạch tại chỗ khi có chất bẩn bắn lên người
Bạn làm đổ một ít nước sốt lên bộ đồ kaki của bạn? Hãy làm sạch chúng ngay lập tức. Xịt dung dịch tẩy rửa nhẹ và để yên trong 15 phút. Nếu bạn xử lý được vết bẩn ngay lập tức, bạn sẽ ít có khả năng phải ném chúng vào máy giặt.
Lời khuyên 3: Nếu bạn phải giặt, hãy lộn mặt trong ra ngoài
Nếu bạn phải giặt chúng, hãy lộn mặt trong ra ngoài trước khi cho vào máy giặt. Điều này làm giảm thiểu sự phai màu và hao mòn có thể xảy ra dọc theo đường viền, túi và dây thắt lưng. Hãy nhớ phải kéo khóa và cài các nút – điều này giúp bộ đồ kaki giữ được dáng của chúng và ngăn chúng có thể làm hỏng các bộ đồ khác có trong máy giặt.
Lời khuyên 4: Giặt trong nước lạnh
Vào mùa đông, nhiều người có thói quen giặt tay sẽ sử dụng nước ấm để giặt đồ cho đỡ lạnh. Tuy nhiên, điều này là không nên với kaki. Việc sử dụng nước nóng có thể sẽ khiến sờn vải, lâu dần là hỏng đồ.
Lời khuyên 5: Chỉ sử dụng một lượng bột giặt vừa đủ
Trên thực tế, sử dụng quá nhiều bột giặt thực sự khiến quần áo từ vải kaki của bạn trở nên xỉn màu và cứng hơn theo thời gian. Vì vậy, đừng “quá tay”. 🙂
Chất tẩy rửa thông thường có thể chứa các thành phần độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, bạn nên hạn chế lại nếu có thói quen cho quá nhiều bột giặt nhé!
Lời khuyên 6: Đừng ủi nếu không quá cần thiết
Như đã đề cập ở lời khuyên số 4, nhiệt độ cao sẽ làm vải nhanh hỏng hơn. Vì vậy, bạn hãy cực kỳ hạn chế việc là ủi cho những bộ đồ từ vải kaki của mình nhé.
Bạn có dự định may đồng phục với chất vải kaki?
Với những tính năng tuyệt vời giúp tạo sự thoải mái và thoáng mát cho người mặc, vải kaki đang được ứng dụng rất rộng rãi để may những bộ trang phục như bảo hộ lao động với chi phí cực kỳ hợp lý.
Vậy nếu bạn đã “chấm” vải kaki để may đồng phục hay may áo nhóm cho tập thể mình, tại sao không liên hệ tới Alibu – chuyên gia trong ngành đồng phục tại Việt Nam?
Tất cả những điều trên sẽ mang đến cho bạn bộ giải pháp may đồng phục từ A-Z. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu, việc còn lại là của chúng tôi. Chỉ từ 3-5 ngày, bạn sẽ nhận được bộ đồng phục cực kỳ ưng ý và chất lượng được chăm chút bởi đôi tay tỉ mỉ của đội ngũ nhân viên nhiệt huyết của Alibu.
Sẵn sàng nhận tư vấn may đồng phục ngay cùng Alibu?
Luôn lắng nghe, tư vấn tận tình để đưa ra giải pháp may đồng phục từ A-Z hợp Mốt dành riêng cho bạn.
Hãy kết nối với Alibu để được trao đổi với những chuyên gia đồng phục của chúng tôi ngay hôm nay. Để lại thông tin chi tiết về yêu cầu của bạn càng nhiều càng tốt!
Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:
Vải Acrylic | Vải Jacquard |
Vải Bamboo | Vải Len |
Vải Modal | Vải Nylon |
Vải Tencel | Vải Thô |
Vải Voan | Vải Spandex |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate |
Bạn có biết vải kaki được ra đời như thế nào không?
Vải kaki bắt đầu xuất hiện vào giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Thời điểm đó, quân phục của lính Anh được làm hoàn toàn từ vải len với áo khoác đỏ và quần trắng. Do thời tiết ở Ấn Độ quá nóng nực, lính Anh không thể thích nghi được điều kiện thời tiết dẫn đến tinh thần chiến đấu bị sa sút.
Vì thế, ông Harry Bernett Lumsden đã tiến hành thay đổi quần áo chất len bằng loại vải khác mỏng, nhẹ, thông thoáng. Ngoài ra, chất liệu vải này có màu nâu đất nên có thể giúp người lính ngụy trang tốt hơn. Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, vải kaki dần trở nên phổ biến cho quân phục lính Anh nói riêng, và nhiều quân phục của các quốc gia khác trên thế giới.
Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, vải kaki rất phổ biến tại Mỹ, sử dụng để may trang phục hàng ngày, chủ yếu là quần. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc, có rất nhiều các loại vải dùng để may quần như: vải tweed, vải jean…
Thế nhưng, trong một số trường hợp về môi trường, độ tuổi không thể sử dụng 2 chất liệu vải này. Cho nên vải kaki được xem là giải pháp hoàn hảo khắc phục những nhược điểm của các loại vải trên. Hiện nay, loại vải này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm may mặc từ bình dân đến cao cấp.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chất liệu vải kaki. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết của Alibu, các bạn đã biết được lý do chất liệu vải này được ưa chuộng sử dụng để may đồng phục bảo hộ lao động. Với màu sắc phong phú, khả năng lên form đẹp, chắc chắn vải kaki sẽ giúp mọi bộ trang phục nâng cao tính thẩm mỹ và bền bỉ với thời gian.