Nếu bạn là người yêu thích thời trang chắc chắn đã từng nghe qua vải chiffon. Trong những năm gần đây, loại vải này ngày càng được phổ biến và được các nhà thiết kế thời trang và những người có gu thẩm mỹ cao yêu thích. Chất liệu chiffon thường được dùng để tạo ra những chiếc váy đầm ấn tượng làm nổi bật sự nhẹ nhàng, nữ tính, tinh tế, sang trọng cho người mặc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những thông tin cơ bản cũng như ưu nhược điểm về vải chiffon để phát huy tốt đa điểm mạnh của chất liệu. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây Alibu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại vải thời thượng này nhé.
Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải chiffon là gì?
Vải chiffon là loại vải mỏng nhẹ, mềm mại, được đánh giá là một trong những mẫu vải trang nhã bậc nhất thế giới.
Trước đây, vải thường được làm từ lụa, nhưng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may nên các nhà sản xuất đã sử dụng nylon và polyester để tạo ra chiffon. Sở dĩ điều này xảy ra bởi các loại vải tổng hợp thường có giá thành thấp hơn nhiều so với vải sinh học, độ bền cao, không dễ bị bẩn hay nhăn.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, chất liệu chiffon vẫn sử dụng một số loại vải tự nhiên như bông hoặc lụa để thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp cho các mẫu sản phẩm.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển vải chiffon
Vào những năm 1700, ngay sau khi ra đời, vải chiffon đã lập tức trở nên phổ biến trong giới quý tộc, thượng lưu thời bấy giờ. Ngoài ra cái tên chiffon được lấy cảm hứng của từ tiếng Pháp là “Chiffe”, có nghĩa là tấm vải mềm mịn.
Trong suốt thế kỷ 19, loại vải này được dùng để làm lớp lót phía bên trong trang phục của tầng lớp quý tộc và những gia đình giàu có. Cho nên, giá thành của chất liệu chiffon rất đắt đỏ.
Đến năm 1938, sự xuất hiện của vải nylon, các nhà sản xuất đã nhận ra ưu điểm của chúng để tạo ra vải chiffon, thay thế chất liệu lụa như trước kia, đồng thời giá thành của chúng cũng giảm đáng kể.
Đặc biệt, sau 20 năm, tức vào năm 1958, polyester đã được nghiên cứu thành công và đưa ra ngoài thị trường. Đặc điểm nổi bật của chất liệu là giá thành rẻ, độ bền cao nên đã được ứng dụng để làm vải chiffon, đưa loại vải quý tộc này đến gần với tầng lớp thấp hơn.
Đặc điểm của vải chiffon
Ưu điểm
Mềm mịn
Cảm giác đầu tiên khi bạn sờ vào chất liệu chiffon chính là sự mềm mại, mịn màng, rất tinh tế, nhẹ nhàng, an toàn với làn da của bạn.
Mỏng nhẹ
Ưu điểm tiếp theo mà Alibu muốn đề cập tới là kết cấu mỏng nhẹ, gần như trong suốt, hay được dùng để làm trang phục có độ bồng bềnh. Hơn nữa, vải còn có khả năng bắt sáng tốt, giúp mọi trang phục trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.
Chống bám bụi
Bề mặt vải trơn láng nên bụi bẩn khó bám vào để hình thành vết bẩn. Từ đó, các sản phẩm làm từ chiffon không dễ bị bẩn, nhất là khi sử dụng vải polyester.
Độ bền cao
Nhiều người không thể phân biệt được vải chiffon, voan bởi vẻ ngoài của chúng gần như tương tự nhau. Trong khi các loại vải ren rất dễ rách khi vướng vào các vật sắc nhọn nhưng với vải chiffon thì điều này ít khi xảy ra.
Nhược điểm
Khó thiết kế
Đặc điểm của vải chiffon là rất trơn mịn, mềm mại nên khi cắt may, đòi hỏi người thợ phải có chuyên môn và tay nghề cao thì mới tiến hành đo may, thiết kế được.
Dễ phai màu
Mẫu vải này có rất nhiều màu sắc được mọi người yêu thích nhưng nhược điểm là rất dễ phai màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vậy nên, các bạn cần phải lưu ý rất nhiều trong quá trình vệ sinh sản phẩm từ chất liệu chiffon.
Khó mặc
Vải chiffon khá mỏng nhẹ nên nếu không cẩn thận khi mặc rất dễ bị phản cảm. Do đó, các bộ trang phục từ chiffon đều sử dụng một lớp lót bên trong để tránh trình trạng trên.
Hướng dẫn cách bảo quản vải chiffon đúng cách
- Không ngâm vải quá lâu trong nước, mà hãy giặt ngay từ lần đầu tiên.
- Hạn chế sử dụng những chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh.
- Không nên giặt sản phẩm làm từ loại vải này bằng nước nóng, dễ làm co, biến dạng vải.
- Sau khi giặt xong vải, các bạn cần phơi ở những nơi thoáng mát, có gió, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời dễ làm bay màu vải.
- Với các vết bẩn trên vải, các bạn nên sử dụng giấm chua hoặc baking soda để tẩy rửa.
- Tránh đặt vải chiffon ở gần vật sắc nhọn tránh mắc vào làm hỏng vải.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về vải chiffon mà các bạn cần biết. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết, các bạn viết cách áp dụng chất liệu này để làm các trang phục ưng ý.
Đọc thêm: Vải acrylic – Chất liệu “họ hàng” với vải nylon và polyester