Vải acrylic – giải pháp tiết kiệm hoàn hảo thay cho len tự nhiên

Vải acrylic – Chất liệu “họ hàng” với vải nylon và PE

Ngày nay, có rất nhiều những chất liệu vải mới ra đời để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Trong đó, vải acrylic được coi là một giải pháp tiết kiệm hoàn hảo đang được nhiều người lựa chọn để thay thế cho sợi lông cừu ngày càng đắt đỏ. Cùng Đồng phục Alibu tìm hiểu chi tiết mẫu vải này trong bài viết sau đây nhé.

Vải acrylic là gì?

Có thể nói, sợi vải acrylic là một loại len nhân tạo được tổng hợp từ polymer để thay thế cho chất liệu len tự nhiên thông thường. Do đó, về cơ bản, chất liệu này cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như: than, không khí, nước, đá vôi… tương tự như các loại vải tổng hợp khác. Tuy nhiên, trong quá trình dệt vải, các nhà sản xuất thường pha thêm một số phụ gia để mang đến công năng riêng cho chất liệu.

Vải arylic là một loại vải len nhân tạo
Vải arylic là một loại vải len nhân tạo.

Bên cạnh đó, nguyên liệu acrylonitrile còn giúp vải dễ dàng nhuộm và hấp thụ màu nhuộm nhanh chóng. Vì vậy, không ngạc nhiên khi màu vải acrylic rất sắc nét, bắt mắt và được nhiều người ưa chuộng.

Ưu điểm và hạn chế của vải acrylic

Được thiết kế với những mục đích sử dụng khác nhau, không có loại vải nào hoàn hảo 100%. Vải acrylic cũng vậy sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cùng Alibu tìm hiểu chúng ngay sau đây.

Ưu điểm

Giữ nhiệt tốt

Vải Acrylic là một trong những chất liệu ít thoáng khí nhất thế giới. Vậy nên, loại len này thường được ứng dụng để làm quần áo mùa đông, quần áo thể thao, hoodie…

Trọng lượng nhẹ

So với các loại vải khác, chất liệu acrylic có trọng lượng nhẹ hơn, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Đồng thời, việc giặt và bảo quản chất vải này cũng sẽ dễ dàng một cách đáng kể.

Trọng lượng vải acrylic nhẹ, dễ dàng vệ sinh
Trọng lượng vải acrylic nhẹ, dễ dàng vệ sinh.

Đàn hồi tốt

Được làm từ sợi nhân tạo, sản phẩm làm từ vải acrylic có độ đàn hồi cực tốt, chất liệu này hoàn toàn có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu sau khi vò hoặc làm nhăn. Chính vì vậy, chất liệu này cũng thường được chọn làm vải bọc bởi đặc tính bền vững của nó.

Khô nhanh

Khả năng hút ẩm của chất liệu này không được đánh giá cao nhưng lại dễ dàng thoát hơi nước và khô nhanh hơn những chất liệu vải khác. Một điểm cộng dành cho những ai bị ám ảnh bởi việc giật quần áo lâu khô.

Vải acrylic khô rất nhanh
Vải acrylic khô rất nhanh nên nhận được sử yêu thích của người tiêu dùng.

Khả năng chống mối mọt, chịu nhiệt độ cao

Bên cạnh những ưu điểm trên, chất liệu vải sợi acrylic có thể chịu được nhiệt độ cao mà không biến dạng, chống lại tia UV độc hại. Không những vậy, vải còn có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, mối mọt, sâu bướm cùng một số hóa chất khác.

Đa dạng màu sắc khác nhau

Loại vải này rất được các nhà thiết kế thời trang cùng người tiêu dùng yêu thích bởi khả năng lên màu và bám màu cực tốt. Màu sắc của vải đa dạng, phong phú, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khác nhau.

vải acrylic có thể nhuộm ra rất nhiều màu sắc sặc sỡ, bắt mắt
Chất liệu vải này có thể nhuộm ra rất nhiều màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Chi phí tiết kiệm

So với chất liệu vải len từ lông cừu thì len tổng hợp acrylic có giá thành thấp hơn rất nhiều. Do đó, vải acrylic phù hợp với đại chúng người sử dụng với khả năng kinh tế khác nhau.

Dễ vệ sinh

Một điểm cộng khác dành cho những người luôn ám ảnh về việc giặt giũ. Các bạn không cần dành quá nhiều thời gian vào việc làm sạch sản phẩm từ vải acrylic bởi chúng cực dễ vệ sinh, thậm chí có thể giặt máy.

không tốn quá nhiều thời gian để làm sạch vải acrylic
Không cần tốn quá nhiều thời gian để làm sạch vải acrylic.

Những hạn chế

Dễ bai dão

Sau khi sử dụng một thời gian dài và giặt nước nhiều lần, loại vải len nhân tạo này rất dễ bị bai dão, mất form, không còn kích thước như lúc đầu.

Thô nóng

So với vải tự nhiên, tính chất của vải acrylic là sự thoát hơi kém gây tình trạng nóng bức, bí bách cho người mặc. Sản phẩm không được mềm mại, mịn màng như len lông cừu.

Thậm chí, trong một số trường hợp còn gây nên hiện tượng dị ứng da, bởi sản phẩm được tổng hợp từ các chất hóa học khác nhau, không thích hợp dùng cho người có làn da nhạy cảm.

Vải acrylic tạo cảm giác thô, nóng, khó chịu khi mặc
Vải acrylic tạo cảm giác thô, nóng, khó chịu khi mặc.

Dễ xù lông

Một số loại vải acrylic rất dễ xù lông, tạo các vón cục trên bề mặt vải. Điều này làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Hướng dẫn bảo quản vải Acrylic đúng chuẩn từ nhà sản xuất

Đối với bất kỳ sản phẩm may mặc nào, tốt hơn hết là bạn nên đọc kỹ mác quần áo và làm theo các hướng dẫn bảo quản được đề xuất cho từng trang phục cụ thể. Hầu hết sản phẩm từ vải acrylic đều có thể được giặt bằng máy. Tuy nhiên, một số sản phẩm sẽ cần bạn giặt khô vì một số chi tiết trang trí có thể không thể giặt được. Những chiếc áo len chất liệu acrylic hoặc tương tự nên giặt bằng tay và sấy khô để tránh bai dão.

Nếu bạn muốn tăng độ bền cho bộ quần áo sử dụng vải Acrylic của mình, hãy thực hiện ngay các bước sau đây:

Bước 1: Xử lý vết bẩn cứng đầu (nếu có) trước khi giặt

Vết bẩn cứng đầu (dầu nhớt, kẹo cao su, dầu,…) trên vải acrylic cần được xử lý càng sớm càng tốt bằng công cụ tẩy rửa chuyên dụng. Bạn nên xử lý các vết bẩn ít nhất 15 phút trước khi giặt để chất tẩy có thời gian ngấm vào để làm mờ dần chất bẩn. Từ đó, việc giặt giũ của bạn ở các bước sau sẽ dễ dàng hơn.

Xử lý vết bẩn cứng đầu trên vải acrylic trước khi giặt
Xử lý trước vết bẩn cứng đầu trên trên vải acrylic giúp bạn dễ dàng giặt giũ hơn.

Bước 2: Chọn sản phẩm giặt tẩy và cho đồ vào máy giặt

Cứ thoải mái sử dụng loại bột giặt ưa thích cho những bộ trang phục làm từ chất liệu acrylic của bạn. Nếu bộ quần áo bị bẩn nặng, một sản phẩm như bột giặt có tính tẩy mạnh sẽ hiệu quả hơn trong việc làm sạch bộ đồ của bạn.

Những bộ trang phục từ vải sợi acrylic thường có tính thô cứng, một lượng nhỏ chất làm mềm vải trong lần giặt cuối cùng sẽ rất hữu hiệu để bạn mặc quần áo được thoải mái hơn.

Chọn sản phẩm giặt tẩy và cho quần áo vào máy giặt
Hãy cứ chọn sản phẩm giặt tẩy mà bạn ưa thích để giặt những chiếc áo acrylic của bạn.

Bước 3: Chọn nhiệt độ nước và chế độ giặt

Những bộ đồ từ vải sợi acrylic cần được giặt trong nước ấm hoặc lạnh. Bạn nên chọn chế độ giảm nhiệt trước khi vắt để giúp ngăn ngừa nếp nhăn khó mờ. Nếu máy giặt của bạn có hiệu suất lớn, hãy để chế độ ở mức thấp để tránh hỏng quần áo.

Chọn nhiệt độ nước và chế độ giặt cho vải acrylic
Bạn nên giặt sản phẩm từ acrylic với nhiệt độ thấp và không quá mạnh để độ bền luôn được bền lâu nhé!

Mẹo:

Đừng nhồi nhét quần áo trong máy giặt một cách chật chội. Điều này giúp tránh sự nhăn nhúm bởi sự chèn ép của các bộ đồ khác.

Bước 4: Kiểm tra khu vực vết bẩn sau khi giặt

Sau khi giặt xong, bạn hãy dành vài giây để kiểm tra xem chỗ vết bẫn cũ đã thực sự sạch hay chưa. Ví dụ, nếu bạn đem một bộ quần áo acrylic vẫn bị dính vết dầu trong máy sấy quần áo sẽ khiến vết đó bị hằn lên vĩnh viễn, gần như không thể loại bỏ.

Kiểm tra khu vực vết bẩn sau khi giặt
Hãy kiểm tra khu vực vết bẩn sau khi giặt để tránh rắc rối bạn nhé!

Bước 5: Nếu bạn có ý định làm khô trang phục bằng máy sấy…

Quần áo từ vải acrylic nên được sấy ở nhiệt độ thấp. Không nên chỉnh nhiệt độ quá cao, bởi vì điều này khiến sản phẩm có thể bị hỏng sợi, khiến chúng bị co lại hoặc kéo dãn và bị nhăn gần như vĩnh viễn. Tốt nhất là bạn hãy sấy đồ đến khi chỉ còn hơi ẩm ướt và phơi ngoài trời cho đến khi khô hẳn.

Làm khô trang phục bằng máy sấy
Hãy sấy khô vải acrylic một cách nhẹ nhàng, đừng để chúng quá khô.

Bước 6: Chọn nhiệt độ ủi (là) ở mức thấp

Nếu bạn cần ủi đồ vải acrylic, hãy điều chỉnh nhiệt độ ở mức rất thấp, thêm hơi nước và một miếng vải ép để tránh làm cháy đồ. Lưu ý: Nếu vải bị bóng hoặc thủng lỗ sau khi ủi, không có cách để khắc phục.

Chọn nhiệt độ là ủi vải acrylic ở mức thấp
Bạn nên thực sự lưu ý khi là ủi quần áo làm từ sợi acrylic.

Vậy, bạn có dự định may đồng phục với chất vải acrylic?

Với những tính năng hoàn toàn có thể thay thế cho sợi len tự nhiên, vải acrylic đang được ứng dụng rất rộng rãi để may những bộ trang phục cho mùa lạnh như áo sweater, hoodie,… với chi phí cực kỳ hợp lý.

Vậy nếu bạn đã “chấm” vải acrylic để may đồng phục hay may áo nhóm hợp Mốt với giá cả hợp lý cho tập thể mình, tại sao không liên hệ tới Alibu – chuyên gia trong ngành đồng phục tại Việt Nam?

Tất cả những điều trên sẽ mang đến cho bạn bộ giải pháp may đồng phục từ A-Z. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu, việc còn lại là của chúng tôi. Chỉ từ 3-5 ngày, bạn sẽ nhận được bộ đồng phục cực kỳ ưng ý và chất lượng được chăm chút bởi đôi tay tỉ mỉ của đội ngũ nhân viên nhiệt huyết của Alibu.

Sẵn sàng nhận tư vấn may đồng phục ngay cùng Alibu?

Luôn lắng nghe, tư vấn tận tình để đưa ra giải pháp may đồng phục từ A-Z hợp Mốt dành riêng cho bạn.

Hãy kết nối với Alibu để được trao đổi với những chuyên gia đồng phục của chúng tôi ngay hôm nay. Để lại thông tin chi tiết về yêu cầu của bạn càng nhiều càng tốt!

NHẬN BÁO GIÁChat Facebook

Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:

Vải Bamboo Vải Jacquard
Vải Kaki Vải Len
Vải Modal Vải Nylon
Vải Tencel Vải Thô
Vải Voan Vải Spandex
Vải Lanh Vải Polyester
Vải Chiffon Vải Ren
Vải Đũi Vải Jean
Vải Lụa Vải Nỉ
Vải Kate

Bạn có biết? Câu chuyện ra đời của vải acrylic

Những thông tin về vải acrylic mà Alibu đã giới thiệu cho bạn phía trên hẳn đã giúp bạn rất nhiều trong việc nhận biết cũng như quyết định lựa chọn chúng cho bộ đồng phục tương lai của mình. Ngoài lề một tí nhé! Liệu bạn có biết được vải acrylic được ra đời như thế nào không?

Ra đời vào năm 1941, chất liệu vải Acrylic ban đầu là sản phẩm trong phòng thí nghiệm của Dupont, một gã khổng lồ trong ngành dệt may vải nhân tạo.

Đây được coi là giải pháp hữu hiệu thay thế cho loại vải len lông cừu vốn có giá trị đắt đỏ. Xui xẻo thay, tại thời điểm lúc bấy giờ, hai loại vải là Polyester và Nylon đang được ưa chuộng mạnh mẽ, là “đầu tàu” mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Vì vậy, họ đã quyết định dừng sản xuất loại vải này.

Tuy nhiên sau đó khoảng 10 năm, chất liệu này đã bất ngờ vươn lên cạnh tranh sòng phẳng với hai “đàu tàu” của ngành dệt vải nhân tạo đó để có được lượng người sử dụng thường xuyên. Tới ngày nay, vải Acrylic đang được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Việt Nam… quan tâm và ưa chuộng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về loại vải acrylic mà các bạn nên nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu thêm về chất liệu vải phổ biến này, từ đó tìm được mẫu vải ưng ý.