Trong năm gần đây, ngoài những loại vải có nguồn gốc tự nhiên thì vải nylon – một chất liệu vải nhân tạo cũng đang dần phổ biến trong ngành may mặc. Với những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, giá thành rẻ, tính thẩm mỹ vượt trội… loại vải này đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Hãy cùng Đồng Phục Alibu tìm hiểu những thông tin vải nylon trong bài viết dưới đây nhé.
Vải nylon là gì?
Vải Nylon là chất liệu tổng hợp từ nhóm các polyme, có nguồn gốc từ dầu thô và than đá. Đây là chất vải hoàn toàn nhân tạo, không chứa thành phần hữu cơ nên còn được gọi với cái tên khác là nhựa dẻo hoặc polyamide. Quá trình sản xuất ra nylon khá phức tạp, thông qua phản ứng cacbon giữa than và dầu thô trong điều kiện môi trường áp suất cao và nhiệt độ lớn để tạo ra polime có dạng tấm. Ngoài ra, nylon cũng là mẫu vải đầu tiên trên thế giới chế tạo hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, khắc phục những hạn chế của các loại vải tự nhiên.
Đặc điểm của vải nylon
Ưu điểm
Độ bền cao
Ưu điểm đầu tiên của vải nylon mà chúng ta cần phải nhắc tới chính là độ bền cao, bền bỉ với thời gian. Chất liệu có khả năng chống xước tuyệt vời, chống mài mòn trong quá trình sử dụng.
Độ co giãn tốt
So với các loại vải tự nhiên thì nylon có độ co giãn đáng kinh ngạc, có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu sau khi bị kéo giãn, tăng độ bền cho sản phẩm.
Chống côn trùng, nấm mốc
Mẫu vải được làm từ sợi nhân tạo có thể loại bỏ những vết nấm mốc, hạn chế sự tấn công của côn trùng, đảm bảo sức khỏe cho người mặc.
Ít nhăn
Trang phục làm từ vải nylon sẽ không cần lo lắng về độ nhăn, luôn phẳng phiu, lịch sự. Trong quá trình sử dụng, nếp nhăn chỉ xuất hiện ở những vị trí như đầu gối, khủy tay, nách áo…
Bền màu
Màu sắc của loại vải này rất đa dạng, phong phú, khó phai, giữ nguyên màu trong thời gian dài.
Giữ nhiệt tốt
Nylon có trọng lượng nhẹ, ngăn ngừa sự xâm nhập của khí lạnh vào cơ thể, thích hợp để làm lớp ngoài của áo khoác.
Tính thẩm mỹ cao
Bề mặt của vải nylon có độ bóng nhẹ giúp nâng tầm trang phục làm từ chất liệu nylon, tăng tính thẩm mỹ và đẹp mắt hơn.
Nhược điểm
Thấm hút mồ hôi kém
Khả năng thấm hút nước, mồ hôi của vải nylon tương đối kém, khiến người mặc cảm thấy khó chịu, bí bách, nóng nực. Cho nên, các bạn không nên sử dụng trang phục làm từ loại vải này khi chạy bộ, tập thể thao với cường độ cao.
Dễ phân hủy ở nhiệt độ cao
Vải nylon bắt đầu co rút ở nhiệt độ 180-200 độ C và tan chảy ở 215-260 độ C.
Không thể tự phân hủy
Chất liệu nylon không dễ phân hủy, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất nylon sẽ thải ra lượng lớn oxit ni-tơ – nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Ứng dụng của vải nylon trong lĩnh vực dệt may
Ngay từ khi xuất hiện, vải nylon đã được nhiều nhà sản xuất ứng dụng để làm muôn vàn sản phẩm gia đình như: găng tay, đồ lót, áo khoác, tạp dề, khăn trải bàn…
Bởi khả năng thấm hút mồ hôi của nylon khá kém nên không được ứng dụng quá nhiều vào trang phục hàng ngày mùa hè. Tuy nhiên, chất liệu vải này lại được sử dụng để làm đồ bơi, đồ lặn bởi đặt tính chống thấm nước tuyệt vời nhưng lại khô rất nhanh.
Đặc biệt, với độ bền cao, khả năng chống mài mòn đáng kinh ngạc, vải nylon còn được áp dụng để sản xuất các loại trang phục, vật dụng thể thao như: quần áo, áo khoác gió, giày, balo… Hơn thế nữa, trang phục từ chất liệu nylon giúp người mặc giữ ấm cơ thể, không bị nhiễm lạnh trong vùng thời tiết lạnh giá.
Bật mí phương pháp bảo quản vải nylon của chính nhà sản xuất
Để sản phẩm tạo nên từ nylon bền bỉ với thời gian, tránh hư hỏng, các bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế giặt máy, ưu tiên giặt tay bởi giặt máy dễ làm trang phục bị mòn rách nhanh, xuất hiện tình trạng xù lông.
- Nên dùng chất tẩy rửa trung tính bởi chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng màu áo, nhanh bào mòn vải.
- Không nên ngâm sản phẩm từ nylon quá lâu tránh phai màu vải.
- Khi giặt đồ, các bạn nên vò nhẹ, tránh chà sát mạnh dễ làm vải bị nhăn và nhàu nát.
- Tránh phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao để không làm vải bị co rút, nhanh hỏng.
Trên đây, Alibu đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản xung quanh vải nylon. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn biết cách ứng dụng chất liệu vải này đúng đắn nhất, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:
Vải Acrylic | Vải Jacquard |
Vải Bamboo | Vải Kaki |
Vải Modal | Vải Len |
Vải Tencel | Vải Thô |
Vải Voan | Vải Spandex |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate |
Trên đây là những thông tin mà Alibu muốn chia sẻ tới các bạn từ kinh nghiệm chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình tìm hiểu về các loại vải len. Các bạn hãy tìm mua len tại các cửa hàng, cơ sở có uy tín để không bị nhầm lẫn với các loại len kém chất lượng và bị “hét” giá nhé.