Mỗi khi mùa đông về, làm thế nào để giữ cho cơ thể luôn ấm áp nhưng vẫn phải đảm bảo hợp thời trang đã trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Và vải nỉ đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu trên của người tiêu dùng. Đặc biệt, chất liệu vải nỉ còn được áp dụng vào việc sản xuất đồng phục cho các công ty, hội nhóm, trường lớp… vào mùa đông. Để biết thêm chi tiết, các bạn hay theo dõi ngay bài viết dưới đây của Công Ty May Đồng Phục Alibu nhé.
Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Khái niệm về vải nỉ
Vải nỉ là kết quả của sự kết hợp giữa vải và len. Trên về mặt của loại vải này có thêm lớp bông mềm mại, mang lại cảm giác ấm áp cho người mặc vào mùa lạnh.
Các sản phẩm từ vải nỉ như: quần, áo, váy, chăn, gối, móc khóa… đều nhận được rất nhiều sự yêu thích từ người sử dụng.
Các loại vải nỉ
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc thế giới, vải nỉ được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích một số đặc điểm của những loại vải nỉ phổ biến nhất trên thị trường.
Vải nỉ bông
Chất liệu vải này còn được biết đến với tên gọi khác là vải nỉ thường. Đây cũng là loại vải nỉ được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi giá thành của nó khá rẻ. Ưu điểm nổi bật của nỉ bông là: giữ nhiệt tốt, ít thấm nước, độ co giãn cao…. Thế nhưng, chất liệu vải này rất dễ bị xù lông sau một thời gian sử dụng và cực dễ bám bụi.
Vải nỉ da cá
Vải nỉ da cá có hai thành phần chính là là sợi bông tự nhiên và sợi polyester theo tỷ lệ: 35% sợi bông và 65% sợi poly. Loại vải này có tính đàn hồi cao, giữ nhiệt tốt hơn rất nhiều so với nỉ bông. Vì vậy, nhiều người sử dụng nỉ da cá để làm áo khoác giữ nhiệt cho mình.
Vải nỉ cotton
Vải nỉ cotton được tạo thành từ nhiều loại vải khác nhau như satin, đũi… với cotton là nguyên liệu chính. Cho nên, loại vải này có độ mềm mại, cùng phần lông giữ nhiệt cực ấm áp.
Vải nỉ Hàn Quốc
Đây chính là loại vải nỉ được đánh giá tốt nhất, mềm mịn và không hề bị xù lông, độ co giãn vừa phải, đa sắc màu. Nhiều người sử dụng chất liệu này để làm đồ handmade như gối ôm, gấu bông… Chính vì ưu điểm vượt trội này mà giá thành của vải nỉ Hàn Quốc cao hơn những loại vải khác.
Tại sao vải nỉ lại được ưa chuộng sử dụng làm áo đồng phục?
Vào những ngày đông giá rét, đồng phục mùa hè mỏng, khi mặc người dùng không thể đủ ấm. Chính vì vậy, vải nỉ với ưu điểm nổi bật nhất là giữ ấm nên đã được dùng để may những mẫu đồng phục vào mùa đông. Không những vậy, so với len, loại vải này còn ấm hơn, mềm mịn, làm cho người mặc cảm thấy thoải mái dễ chịu.
Bên cạnh đó, chất liệu nỉ còn có khả năng ít thấm nước. Mặc dù không thể bằng các loại vải chống thấm nước khác như vải dù của áo khoác gió nhưng vượt trội hơn hẳn các loại vải như len, bông… Cho nên, vải nỉ rất được ưa chuộng để làm áo khoác đồng phục vào những ngày đông giá rét, có nhiều sương muối và mưa phùn như ở Việt Nam.
Hơn thế nữa, màu sắc của vải nỉ vô cùng phong phú. Trái ngược với những loại vải gió trơn, rất đơn điệu và nhàm chán, loại vải này có bảng màu đa dạng, có thể phối màu cực lạ mắt và nhiều loại họa tiết khác nhau. Do đó, chất liệu nỉ có thể áp dụng vào việc may đồng phục cho nhân viên công ty, học sinh sinh viên, đồng phục nhà hàng, quán café, gia đình…
Hướng dẫn phương pháp bảo quản vải nỉ đúng cách
– Khi giặt: Các bạn nên ngâm các sản phẩm nỉ trong hỗn hợp nước và xà phòng từ 20-30 phút rồi bắt đầu chà nhẹ hai mặt vải vào nhau để làm sạch vết bẩn. Không nên chà mạnh bởi như vậy sẽ làm xù lông.
– Khi phơi: Không được cuộn hay vắt các sản phẩm từ vải nỉ như các loại vải thông thường khác. Các bạn cũng cần tránh phơi đồ nỉ ở những nơi nắng gắt. Tuyệt đối không được là ủi sản phẩm làm từ chất liệu nỉ.
– Nếu trong quá trình sử dụng, vải bị xù không, các bạn hãy cắt những phần xù lông đó đi một cách thật cẩn thận.
Với những ưu điểm như: giữ ấm, ít thấm nước, màu sắc đa dạng, mềm nhẹ, thoáng khí, nhanh khô,… vải nỉ chắc chắn là chất liệu tối ưu sử dụng để sản xuất các loại trang phục và mùa đông, đặc biệt là đồng phục cho công ty, trường lớp, nhóm hội… Mong rằng, qua bài viết, các bạn không còn cảm thấy băn khoăn chọn vải để may trang phục mỗi khi gió lạnh tràn về.
Đọc thêm: Phân loại và phương pháp bảo quản vải len đúng cách