Nếu như cotton đang độc chiếm “ngôi vương” tại thị trường trang phục thời trang, vải modal được dự đoán sẽ là đối thủ nặng ký cho vị trí này. Hiện nay, modal đang dần trở nên thông dụng hơn, thổi làn gió mới vào ngành may mặc thế giới. Ở Việt Nam, chất liệu modal chưa được ứng dụng rộng rãi do hạn chế về mặt kỹ thuật. Thế nhưng, vải modal vẫn là một trong những mẫu vải được ưa chuộng nhất với những ưu điểm vượt trội của mình. Để biết thêm thông tin về loại vải này, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Đồng Phục Alibu nhé.

Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Vải modal là gì?
Vải modal là loại được tạo ra từ tơ nhân tạo cenllulose có nguồn gốc từ cây sồi. Xét về mặt thành phần thì modal không phải mẫu vải hoàn toàn từ thiên nhiên mà trong quá trình sản xuất đã pha thêm một số chất hóa học khác. Thế nhưng, nguyên liệu chính từ gỗ sồi nên vẫn đảm bảo an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

Cây sồi được xếp vào hàng cây cổ thụ, có tuổi thọ lâu đời. Chúng sở hữu khả năng kháng sâu bọ nên không bị ảnh hưởng bởi các chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Hiện nay, cây sồi phát triển mạnh mẽ nhất cả về số lượng và diện tích tại khu vực Bắc Âu, Trung Âu. Chúng không cần phải chăm sóc quá nhiều bởi bàn tay còn người. Chất liệu vải được làm từ cây sồi tự nhiên có độ bền cao, tinh khiết, không gây hại tới môi trường.

Lịch sử phát triển của vải modal
Chất liệu modal xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1930 được sử dụng để sản xuất băng tải, đường công và lốp xe tại các quốc gia Bắc Âu.
Đến những năm 1960, loại vải này đã được công ty Lezing AG của Áo đẩy mạnh phát triển và dần lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng tại thời điểm đó, chúng chỉ xuất hiện ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Đức, Anh, Slovakia, Hungary, Nhật Bản,… Tuy nhiên, giờ đây vải modal đã được ứng dụng phổ biến vào ngành dệt may thời trang trên toàn thế giới.

Ưu nhược điểm của vải modal
Ưu điểm
Chống co rút, nhăn nhúm
Các bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng sản phẩm từ chất liệu modal có bị co rút và nhăn nhúm như các mẫu vải khác hay không, đặc biệt là cotton. Sau mỗi lần giặt, sợi modal sẽ giữ nguyên độ phẳng ban đầu, không bị nhàu nát hay biến dạng mà mềm mại hơn nhiều.
Khả năng hút ẩm cao, thoáng khí
So với vải cotton thì modal có khả năng hút ẩm cao hơn tới 25%. Vậy nên, loại vải này rất được ưa chuộng để làm trang phục cho cả mùa đông và mùa hè. Khi mặc, các bạn sẽ cảm thấy thoáng mát, khô ráo, thoải mái và dễ chịu, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Độ bền cao
Được tạo từ cellulose có cấu trúc bền vững nên vải modal rất chắc chắn và dẻo dai. Chúng chịu được những tác động ngoại lực lớn mà không hề xảy ra hiện tượng bị dãn hay đứt cấu trúc sợi, cực bền bỉ.
Vậy nên, sản phẩm từ chất liệu modal luôn sử dụng được trong khoảng thời gian dài mà không lo hư hỏng, mục nát.
Chống khuẩn
Vải modal được đánh giá là chất liệu đứng đầu thế giới trong việc chống bám bụi bẩn và những vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe con người.

Không gây kích ứng da
Với nguồn gốc từ thiên nhiên, loại vải này không gây dị ứng, kích ứng da cho người mặc. Vì vậy, sản phẩm từ modal phù hợp với mọi lứa tuổi và an toàn những người sở hữu làn da nhạy cảm.
Thân thiện với môi trường
Thêm một ưu điểm vượt trội nữa của vải modal giúp chúng chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng, thân thiện với môi trường do nguyên liệu chính là từ cây sồi. Bên cạnh đó, tính kháng khuẩn của vải cũng giúp làm sạch không gian sống cho chúng ta.
Bền màu, ít bị xù lông
Chất liệu vải modal rất dễ nhuộm màu mà lại có khả năng giữ màu cực tốt, ít bị phai trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, với cấu trúc vải bền vững, cũng làm cho sản phẩm từ modal ít bị xù lông hơn các loải vải khác.

Nhược điểm
Giá thành cao
Để tạo ra vải modal, các nhà sản xuất phải sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại cùng nguyên liệu là gỗ lâu năm. Cho nên, giá thành của loại vải này cũng khá cao.
Chất liệu vải dày
Mặc dù vải rất thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt nhưng lại khá dày, có thể gây khó chịu cho người mặc.

Số lượng hạn chế
Điều này khá dễ hiểu bởi nguyên liệu chính để sản xuất ra vải modal là gỗ cây cổ thụ lâu năm nên sản lượng vải cũng cần hạn chế, tránh khai thác gỗ sồi quá mức.
Ứng dụng của vải modal
Với những ưu điểm như khả năng thấm hút cao, không bị nhăn, thoáng khí,… vải modal đang được dùng rất nhiều lĩnh vực sản xuất trang phục, thời trang. Chúng ta có thể kể đến như: áo đồng phục, quần, váy, đầm, áo khoác đồ lót…

Mong rằng sau khi đọc qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ những kiến thức cơ bản về vải modal. Hy vọng, mọi người sẽ tìm được sản phẩm ưng ý được làm từ chất liệu này phục vụ cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình.
Đọc thêm: Vải Spandex là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm và cách bảo quản
- Mẹo chọn quần áo đi biển cho tuổi trung niên khắc phục mọi khuyết điểm - 23 Tháng Hai, 2021
- Cách bảo quản hình in trên áo thun luôn bền đẹp - 19 Tháng Hai, 2021
- 5 lưu ý khi mua áo thun đồng phục thể dục cho lớp - 18 Tháng Hai, 2021