Vải Lụa Là Gì? 10+ Đặc Tính, Ưu Điểm Và Ứng Dụng Tuyệt Vời

Vải Lụa và 10+ Đặc Tính, Ưu Điểm Và Ứng Dụng Tuyệt Vời

Từ xa xưa, vải lụa là một thứ cực phẩm chỉ có giới quý tộc, thượng lưu sử dụng để khẳng định sự quyền quý của bản thân. Cho tới nay, với công nghệ hiện đại, lụa đã được sản xuất hàng loạt và đã xuất hiện ngày càng nhiều và “phổ cập hơn”.

Chất liệu lụa giờ đây thường được ưa chuộng để làm ra những bộ cánh thời trang đẹp mắt hoặc may đồng phục công sở cao cấp.

Vậy vải lụa là gì mà sao lại được yêu thích đến vậy? Cùng Đồng Phục Alibu tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Vải lụa là gì?

THÔNG TIN VẢI

  • Tên vải: Lụa
  • Độ thoáng mát: Rất cao
  • Độ hút ẩm: Rất cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Tốt
  • Khả năng co giãn: Trung bình hoặc kém
  • Nguồn gốc: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt: Giặt trong nước mát hoặc ấm
  • Sử dụng để may: Đồ thời trang, đồng phục cao cấp, váy ngủ, đồ lót, vỏ chăn ga gối,…

 

Vải lụa là loại vải mỏng, mịn được kéo dệt sợi tơ tự nhiên từ kén của các loài côn trùng như: bướm, tằm, hoặc nhện…

Trong đó, tơ tằm được đánh giá là chất liệu tạo ra loại lụa cực phẩm nhất hiện nay. Ở lụa tơ tằm có độ bóng nhẹ, cực mềm mại làm cho người mặc có cảm giác cực dễ chịu.

Vải lụa là gì

Để làm được lụa đạt yêu cầu, đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm cùng đức tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu sản xuất.

Những bộ trang phục được làm từ lụa đều toát lên thần thái sang trọng, quyền lực khó cưỡng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã chọn vải lụa để may đồng phục công sở cho nhân viên để khẳng định vị thế của mình…

Tại Alibu, chi phí để may một bộ đồng phục công sở dao động trong khoảng từ 230-280k tùy theo số lượng và chất liệu vải may.

Liên hệ với chúng tôi:

 

Đặc tính của vải lụa

Theo Wikipedia, vải lụa có 3 đặc tính cơ bản như sau:

Đặc tính cơ học

độ co giãn của lụa kém
Bạn có thể thấy, nghệ sỹ múa lụa có thể thoải mái “bay lượn” trên không trung là nhờ sự ít co giãn của chất liệu lụa.

Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.

Lụa là một loại vải làm từ sợi tự nhiên có tính bền bỉ, chắc chắn nhất hiện nay. Do đó, độ co giãn của lụa cũng khá kém, chỉ dừng lại ở mức trung bình.

Đặc tính vật lý

Lụa phản chiếu ánh sáng lấp lánh

Sợi tơ lụa có cấu tạo như hình tam giác. Do đó, khi ánh sáng rọi vào vải, chúng sẽ tạo nên sự bóng bẩy, óng ánh vô cùng bắt mắt.

Bên cạnh đó, bề mặt lụa có cảm giác rất mịn và mượt mà khi cầm lên, hoàn toàn khác so với vải từ sợi nhân tạo.

Đặc tính hóa học

Lụa dễ bị ố vàng do mồ hôi
Trang phục bằng lụa dễ bị ố vàng do mồ hôi.

Là loại vải tự nhiên nên vải lụa có khả năng giữ nước rất tốt, theo số liệu nghiên cứu lên tới 11%. Đồ làm từ lụa có độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên chúng khá ấm áp khi mặc trong trời lạnh.

Tuy vậy, khi mặc chúng lên người, bạn sẽ cảm thấy dường như vải hay bị bám vào da, đặc biệt khi bị ẩm ướt. Một điểm trừ khác là vải dễ bị vàng khi người mặc hay bị đổ mồ hôi hoặc giặt tẩy bằng hóa chất chứa Sulphuric acid.

Ưu nhược điểm của vải lụa

Ưu điểm

  • Đặc tính ưu việt: Trọng lượng nhẹ, mềm mại, độ bền cao, bóng nhẹ mang lại cảm giác sang trọng, quý phái cho người mặc.
  • Độ thấm hút cao: Khả năng hút ẩm và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Phù hợp với da: Trong quá trình sản xuất lụa không sử dụng hóa chất, không gây dị ứng da như các loại vải nhuộm.
  • Sự an toàn: Vải lụa an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường

Nhược điểm

  • Nguy cơ với côn trùng, mối mọt: Là sợi tự nhiên nên vải lụa rất dễ bị tấn công bởi côn trùng, mối mọt.
  • Ố vàng: Dễ bị ố vàng đối với người hay đổ mồ hôi hoặc thường xuyên giặt với hóa chất chứa Sulphuric acid.
  • Khó bảo quản: Với tính chất là sợi tự nhiên nên lụa rất dễ nhăn, cần phải là ủi thường xuyên
  • Khó nhuộm màu.
  • Độ co giãn kém.
  • Giá thành cao.

Quy trình sản xuất vải lụa

B1: Sưởi kén

Sau khi thu hoạch kén tằm, người ta sẽ mang chúng đi sưởi ấm để những con ấu trùng không thể phát triển và trưởng thành.

B2: Ươm tơ

Kén sẽ được bỏ vào trong nước sôi để lọc bỏ keo serikin. Sau khi áo kén bong ra thì sẽ được thu lại và dùng để rút tơ.

Sợi tơ thu được sẽ cho vào máy chuyên dụng để tạo ra các vò tơ sống, tiếp đó sẽ mang ra phơi.

B3: Dệt tơ

Sau khi phơi xong, các sợi tơ sẽ được đưa vào máy dệt. Những tấm vải lụa mới dệt (được gọi là lụa mộc) thường có màu vàng mỡ gà hoặc màu trắng ngà.

Sau đó, chúng được mang đi nhuộm để có những màu vải đa dạng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết màu vải nào là phù hợp, bài viết Tư vấn lựa chọn màu sắc đồng phục phù hợp dựa theo bảng màu vải sẽ giúp bạn giải đáp làm thế nào để chọn màu áo thực sự ưng ý với bản thân cũng như tập thể bạn.

Một số loại vải lụa phổ biến

Lụa tơ tằm

Có thể nói, đây là mẫu vải lụa cao cấp nhất trên thị trường hiện nay, được làm hoàn toàn từ phương pháp dệt thủ công truyền thống. Lụa có màu trắng ngà tự nhiên chứ không phải trắng tinh, cực mềm mại.

Lụa tơ tằm cao cấp

Lụa satin

Lụa satin cũng là loại vải lụa cao cấp, sử dụng kỹ thuật dệt đan xen giữa sợi ngang và sợi dọc tạo nên. Cụ thể, sợi ngang sẽ ở phía dưới sợi dọc và chồng lên ít nhất thêm 3 sợi dọc như vậy.

Chất liệu lụa satin có độ bóng nhẹ, mịn, tính thẩm mỹ vượt trội, nên giá thành cũng cao hơn các mẫu vải bình thường khác.

Lụa satin

Lụa cotton

Lụa cotton được kết hợp từ 2 chất liệu cotton và lụa, nên sở hữu những đặc điểm nổi bật của cả 2 loại vải này. Bề mặt của lụa cotton sáng bóng, dẫn điện kém, không bị nhăn khi giặt…

Lụa cotton

Lụa Twill

Với cấu trúc sợi chéo vô cùng bền chắc, loại vải này dày hơn so với lụa thông thường nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại điển hình của vải lụa.

Lụa Twill

Bạn muốn tìm hiểu thêm các loại vải khác? Hãy click ngay chất liệu bạn muốn xem ngay sau đây:

Vải Bamboo Vải Jacquard
Vải Kaki Vải Len
Vải Modal Vải Nylon
Vải Tencel Vải Thô
Vải Voan Vải Spandex
Vải Lanh Vải Polyester
Vải Chiffon Vải Ren
Vải Đũi Vải Jean
Vải Kate Vải Nỉ
Vải Acrylic Vải Cotton

Ứng dụng vải lụa trong cuộc sống

Với nhiều đặc tính vượt trội, vải lụa ngày nay đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Ví dụ như…

May mặc trang phục

 

vải lụa dùng để may trang phục

Quần áo bằng vải lụa vô cùng mềm mại, thoáng mát và thoải mái. Chúng đặc biệt được yêu thích để làm đồ ngủ, hoặc trang phục để mặc trong những ngày nắng nóng bởi đặc tính thấm hút mồ hôi cực tốt.

Nhiều doanh nghiệp hướng đến hình ảnh chuyên nghiệp cao hiện nay rất ưa chuộng may đồng phục công sở bằng vải lụa.

Bởi, một khi tạo được thiện cảm với khách hàng bởi sự chỉn chu cao trong tác phong trang phục, doanh nghiệp đó cũng sẽ nhận được sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.

Nếu bạn đang tìm ý tưởng may sơ mi đồng phục công sở từ chất liệu lụa, hãy tham khảo tại đây: Đồng Phục Sơ Mi Đẹp Chất Lượng Giá Tốt 2022 – Alibu. Giá cả chỉ từ 230-280k tùy theo số lượng và chất liệu may.

Sản xuất đồ trang trí nội thất

vải lụa dùng để may đồ trang trí nội thất

Với sự bóng bẩy không loại vải nào sánh được, vải lụa cũng được mọi người ưa chuộng để trang trí cho không gian sống của mình thêm sự sang trọng và đầy phong cách.

Một số đồ trang trí nội thất từ lụa có thể đến như: Màn, rèm cửa, vỏ chăn ga gối, bọc ghế,…

Lưu ý khi bảo quản đồ từ vải lụa

cách bảo quản đồ từ lụa
Bạn nên giặt tay khi cần làm sạch đồ từ vải lụa.

Do vải lụa sản xuất từ sợi tự nhiên, do đó, chúng rất dễ bị nhăn và mất phom dáng nếu giặt quá mạnh. Nên giặt đồ lụa bằng tay và tránh vò quá mạnh nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên giặt chung đồ lụa màu với quần áo trắng. Bởi lụa rất dễ phai màu nên giặt chung rất dễ bị bám màu sang đồ khác cùng giặt chung.

Khi đem phơi, hãy ưu tiên chọn chỗ thoáng mát, tránh chọn chỗ nắng gắt. Do bản chất lụa khó bám màu nhuộm, cộng với ánh nắng gắt sẽ dễ gây bạc màu, làm xuống cấp vải rất nhanh.

Nếu thấy vải lụa bị nhăn, cách tốt nhất để làm phẳng chúng là sử dụng bàn là hơi nước. Bạn hãy lộn mặt trái để là ủi, bởi việc trực tiếp là ủi lên mặt trước của vải khiến đồ sẽ bị hỏng nhanh chóng.

Nguồn gốc lịch sử của vải lụa

Nghề dệt lụa có bắt nguồn từ Trung Quốc, ước tính từ 3000 TCN, thậm chí còn có thể sớm hơn – tới những năm 6000 TCN. Ban đầu, đây món “cực phẩm” chỉ dành cho tầng lớp vua chúa, sau đó được phổ biến ở các tầng lớp khác trong xã hội Trung Quốc.

Theo chân những thương nhân người Hoa, lụa đã phổ biến ra các khu vực lân cận của châu Á rồi tới vùng Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa huyền thoại.

nguồn gốc vải lụa
Con đường tơ lụa là tuyến thương mại “huyền thoại” đưa vải lụa đến khắp nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam, tương truyền nghề ươm tơ đã xuất hiện ngay từ thời vua Hùng. Cụ thể là đời vua thứ 6, bởi công chúa Thiều Hoa sáng lập và truyền dạy cho dân chúng. Từ đó, nhiều làng nghề lụa đã tôn Thiều Hoa làm Thành Hoàng.

Một số thương hiệu lụa nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến như: Lụa làng Vạn Phúc Hà Đông, Lụa Tân Châu An Giang,…

Dù là loại vải lâu đời nhưng vải lụa luôn có một chỗ đứng nhất định trong làng thời trang thế giới. Trang phục làm từ lụa luôn toát lên vẻ sang trọng, quý phái, quyền lực mà không phải chất liệu vải nào cũng làm được. Nếu bạn muốn đem hình ảnh này tới bộ đồng phục công sở của bạn, hãy liên hệ với Alibu qua:

TƯ VẤN BÁO GIÁ NHANH

Nhận tư vấn thiết kế
và báo giá ngay