Hiện nay, chúng ta đang sống thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc. Đây là cuộc cách mạng thứ tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành kinh tế và trong số đó có ngành may mặc. Hầu hết các xưởng may trên toàn thế giới đều đã áp dụng những thành tựu công nghệ vào quá trình dệt may giúp mọi công đoạn trở nên dễ dàng mà nhanh chóng hơn.
Để biết tình hình cách mạng công nghệ 4.0 trong may mặc và những cải tiến trong ngành may mặc thì các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Alibu nhé.
Cách mạng công nghệ 4.0 trong ngành may mặc
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thực sự mở ra một kỷ nguyên số hiện đại với xu hướng chủ đạo là sự kết hợp tinh tế giữa các hệ thống thực và ảo cùng internet kết nối vạn vật với các hệ thống kết nối internet. Nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng này chính là những bước đột phá của công nghệ số giúp sản xuất thông minh, tự động dựa trên các thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nano.
Các công nghệ nền tảng trong thời kỳ internet vạn vật gồm nhận dạng vô tuyến, cảm biến có dây hoặc không dây, điện toán đám mây, các robot có kết nối, phần mềm có thể tự kết nối và tương tác quan mạng, phân tích dữ liệu lớn. Những công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và tạo ra nhiều sự đổi mới trong các khâu sản xuất trong ngành may mặc từ giai đoạn thiết kế, cung ứng nguyên phụ liệu đến sản xuất, xuất khẩu, marketing.
Xem thêm: Phương pháp kiểm hàng và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc
6 cải tiến đáng kinh ngạc trong ngành may mặc
Khâu thiết kế
Nếu như trước đây khi may đồng phục, để lấy số đo chúng ta cần phải dùng thước dây. Thì ngày nay ở một số xưởng may tân tiến đã sử dụng máy quét 3D để thu thập số đo của nhiều người. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này đó là có thế đo cơ thể mọi người ở các thị trường khác nhau mà không cần tiếp xúc trực tiếp, cực tiện lợi. Với công nghệ 3D, phần mềm thiết kế sẽ tạo ra quy trình thiết kế dựa trên số đo ảo, phần mềm ảo để tạo ra những sản phẩm thực được cá nhân hóa đến từng người dùng.
Khâu sản xuất sợi
Từ công đoạn chuẩn bông đến đóng gói sản phẩm đã áp dụng những công nghệ tự động hóa, sử dụng robot… Nếu như trước đây, để vận hành nhà máy có quy mô một vạn cọc sợi phải cần đến hơn 100 công nhân. Đến nay, khi áp dụng công nghệ 4.0 chỉ cần 25 – 35 lao động là đã có thể vận hành nhà máy có quy mô tương tự.
Khâu dệt vải
Với việc áp dụng công nghệ 4.0 đã phát minh ra máy dệt kim 3D để tạo ra các sản phẩm bằng cách nhập các thông số của sản phẩm số vào máy tính, tiếp theo sử dụng phần mềm để điều khiển dệt 3D tạo ra thành phẩm mà không cần may tay. Công nghệ 4.0 đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các máy dệt để tiết kiệm chi phí sản xuất, thời gian, đồng thời tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, những thành tựu công nghệ cũng giúp các nhà sản xuất tại ra các vật liệu với có tính năng phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng người.
Khâu nhuộm màu
Ứng dụng robot và tự động hóa trong sản xuất, về cơ bản ngành nhuộm còn có những thay đổi về quá trình làm ra công thức màu và kiểm soát các công đoạn nhuộm màu bằng cách sử dụng dữ liệu lớn. Phương pháp này giúp các nhà sản xuất tạo ra những công thức nhuộm có độ chính các cao và chất lượng vượt trội trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nhà máy nhuộm cũng được nâng cao tỷ lệ nhuộm chính xác ngay từ lần đầu tiên.
Khâu may
Những sản phẩm đơn giản như T-shirt, áo sơ mi cơ bản, quần jean, quần âu thì quá trình sản xuất được thay thế bằng sử dụng robot để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Còn với những sản phẩm thời trang được làn từ các vật liệu dễ kết dính như sợi plastic hay polyester thì khi in áo thun được thay bằng máy in 3D vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa cho năng suất cao.
Nên xem: Học May Công Nghiệp Có Khó Không – 4 Cơ Hội Khi Học May 2022
Khâu marketing
Công nghệ phát triển rực rỡ kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử trong ngành may mặc. Có rất nhiều công thông tin điện tử về bán hàng như Amazon, Taobao, Lazada,… khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng chỉ với cú click chuột. Các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình thông qua hình ảnh 3D, thu thập dữ liệu về khách hàng để phân tích nhu cầu thị trường.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ 4.0 đối với ngành dệt may. Nếu áp dụng được những cải tiến trong ngành may mặc, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành tựu đáng kể khi áp dụng công nghệ một cách hợp lý vào quá trình sản xuất và chiến lược kinh doanh.
Bạn có thể sẽ quan tâm: