Lụa Hà Đông – Tinh hoa văn hóa hơn 1000 năm dân tộc Việt Nam

lụa hà đông

“… Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông…”
(Bài thơ Áo lụa Hà Đông – Tác giả: Nguyễn Sa).

Từ lâu, sản phẩm lụa Hà Đông của làng Vạn Phúc đã trở thành biểu tượng vẻ đẹp con người Việt Nam. Không chỉ đi vào thơ ca, nhạc họa, loại lụa này còn giúp các nhà thiết kế tạo ra những sản phẩm vang danh thế giới. Để biết hiểu thêm chất liệu lụa Hà Đông tinh tế, mang đậm tinh thần dân tộc, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Alibu nhé.

Lụa Hà Đông muôn vàn sắc màu
Lụa Hà Đông muôn vàn sắc màu.

Lụa Hà Đông là gì?

Lụa Hà Đông là loại vải lụa được làm từ 100% sợi tơ tằm hảo hạng tự nhiên. Vì vậy, những mảnh lụa này siêu mềm mịn, mỏng nhẹ và hút ẩm, cách nhiệt cực tốt. Trang phục được làm từ lụa rất đặc biệt khi mặc cảm thấy mát vào mùa hè, và ấm vào mùa đông. Hơn thế nữa, trang phục làm từ lụa cao cấp sẽ không bết dính vào người dùng, giúp họ luôn thông thoáng, dễ chịu.

Lụa Hà Đông được dệt thủ công
Lụa Hà Đông được dệt thủ công từ những sợi tơ mềm, mỏng, mịn.

Tuy nhiên, sản phẩm từ chất liệu lụa Hà Đông vẫn tồn tại một số nhược điểm của vải sinh học, đó là dễ nhăn, tạo nếp gấp nên cần là ủi là trước khi mặc. Các bạn cần phải bảo quản kỹ và vò nhẹ nhàng trong quá trình vệ sinh tránh hư hỏng sản phẩm.

Nguồn gốc của lụa Hà Đông

Chất liệu này có xuất sứ từ làng Vạn Phúc (nay thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội). Vào khoảng 1100 năm trước, vợ của thái thú Giao Chỉ – Cao Biền là bà A Lã Thị Nương từng sống một thời gian ở làng Vạn Phúc. Tại đây, bà đã dạy người dân cách nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, đặt nền móng cho nghề dệt lụa ở nước ta. Chính vì vậy, khi mất, bà được được người dân phong làm thành hoàng làng và lập đền thờ tại làng Vạn Phúc.

Nghề kéo tơ dệt sợi vẫn được lưu truyền tới ngày nay
Nghề kéo tơ dệt sợi vẫn được lưu truyền tới ngày nay.

Trong thời kỳ nhà Nguyễn, với tiếng lành của mình, lụa Vạn Phúc đã được chọn để làm trang phục cho vua chúa, quý tộc. trở thành thước đo của sự sang trọng, quý phái và quyền uy.

Sản phẩm này đã được giới thiệu ra thế giới lần đầu tiên tại hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932). Các chuyên gia người Pháp đã có những đánh giá rất cao lụa của làng Vạn Phúc bởi độ tinh xảo của chúng. Sau đó, lụa Hà Đông tiến vào vào thị trường Đông Âu vào những năm 1958 – 1988. Đến năm 1990, việc xuất khẩu lụa đã thu về ngoại tệ cho nước ta.

Những tấm vải lụa tinh tế
Những tấm vải lụa tinh tế đã được bạn bè thế giới đánh giá rất cao.

Đến nay, lụa Hà Đông ngày càng vươn xa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng sử dụng chất liệu này. Đặc biệt, chúng còn trở thành món quà được nhiều du khách chọn lựa nhất để tặng những người thân yêu tại quê nhà họ.

Cách phân biệt lụa Hà Đông thật giả

Hiện nay có 2 cách phổ biến nhất dùng để phân biệt lụa Hà Đông chuẩn và hàng may nhái. Cụ thể như sau:

Dựa vào đặc điểm của lụa

  • Khi tiếp xúc trực tiếp với loại vải này, các bạn sẽ cảm thấy sự mềm mịn, mát tay, trơn láng và khó bị vò nát.
  • Đối với chất liệu lụa nguyên bản có màu trắng ngà, óng ánh chứ không phải màu trắng tinh.
  • Hoa văn lụa đặc trưng, được dệt thủ công cực khéo léo, khi nhìn vào ta sẽ cảm thấy như có mây bồng bềnh trên vải.
Lụa Hà Đông có màu trắng ngà và độ bóng nhất định
Lụa Hà Đông có màu trắng ngà và độ bóng nhất định.

Đốt vải

Nếu như các bạn không thể nhận biết được vải lụa Hà Đông qua xúc giác và thị giác thông thường thì hãy thử đốt tấm vải đó. Sau khi đốt, vải biến thành than và khi xoa sẽ tan, đưa lên mũi ngửi thì có mùi khét giống như tóc thì đó chính là lụa tơ tằm chuẩn chỉnh. Trong trường hợp mảnh vải cháy đen và dẻo, không tạo thành than, có mùi nhựa thì chắc hẳn đó là hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.

Đốt vải lụa là cách phân biệt lụa chính xác nhất
Đốt vải lụa là cách phân biệt lụa chính xác nhất.

Những sản phẩm từ lụa Hà Đông

Lụa tấm

Lụa được dệt thành những tấm lụa có hình chữ nhật với các hoa văn họa tiết phong phú, đa dạng.

Lụa tấm với nhiều hoa văn khác nhau
Lụa tấm với nhiều hoa văn khác nhau.

Áo lụa Hà Đông

Đây chính là sản phẩm nổi tiếng nhất được làm từ lụa Hà Đông. Áo dài lụa tơ tằm tinh tế, tôn lên những nét đẹp hình thể của người mặc. Khi được làm từ lụa sẽ có thêm độ mềm cùng mịn màng, dễ chịu mà không loại vải nào có được.

Áo lụa được làm từ lụa Hà Đông
Áo lụa được làm từ lụa Hà Đông làm nổi bật lên vẻ đẹp của người dùng.

Khăn lụa

Vào tiết trời mùa đông, những chiếc khăn lụa trở thành một trong những món đồ không thể thiếu để giữ ấm cơ thể. Không chỉ có tác dụng giữ ấm, khăn lụa còn giúp người dùng thêm phần nữ tính, trang nhã, gây ấn tượng mạnh với người nhìn.

Khăn lụa có khả năng giữ ấm rất tốt
Khăn lụa có khả năng giữ ấm rất tốt.

Túi lụa

Hiện nay, túi lụa có 2 kích cỡ phổ biến đó là loại to (giống túi tote) và loại nhỏ (giống loại rút dây, đựng tiền xu ngày xưa).

Túi lụa Hà Đông rất bắt mắt
Túi lụa Hà Đông rất bắt mắt.

Có thể nói, lụa Hà Đông là một trong những biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam. Chất liệu lụa này thể hiện trọn vẹn nét đẹp tâm hồn của người dân đất Việt. Mong rằng qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu rõ loại vải lụa tinh tế đầy sang trọng, quý phái. Chúc các bạn sẽ tìm được sản phẩm ưng ý, phù hợp với nhu cầu và khiếu thẩm mỹ của mình.


Tìm hiểu thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường