Ngành may mặc, quảng cáo ngày nay không còn xa lạ gì với công nghệ in kỹ thuật số. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, in kỹ thuật số đã thay thế gần như hoàn toàn những phương pháp thủ công xưa cũ nhiều chi phí và tốn công sức. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội về thời gian, in được trên nhiều chất liệu khác nhau và giá phù hợp với túi tiền của nhiều người hơn. Tuy nhiên không phải không có lưu ý khi lựa chọn phương pháp này.
Nếu bạn đang may đồng phục và có ý định sử dụng phương pháp in kỹ thuật số, đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi những phân tích của chúng tôi về những điểm mạnh và hạn chế của chúng nhé!

In kỹ thuật số trên vải là gì?
Ngày nay, những công nghệ in truyền thống đang dần được thay thế bởi những công nghệ in thêu hiện đại và tự động đem lại sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí cho nhân loại. In kỹ thuật số là một điển hình trong số đó.
Mới đầu, kỹ thuật này chỉ được sử dụng trên giấy, nhưng sau này, nhiều cuộc thử nghiệm trên nhiều chất liệu “khó nhai” khác đã cho kết quả đáng ngạc nhiên (Xem chi tiết trên Wikipedia). Đó là nó có thể áp dụng trên nhiều nền chất liệu khác nhau như nhựa, nilon,… Đặc biệt, một bước tiến vượt bậc của phương pháp này chính là in vải kỹ thuật số. Phát minh này nhanh chóng thu hút được công chúng và được ứng dụng cực rộng rãi trong lĩnh vực may mặc cho tới ngày nay.

Ưu nhược điểm của công nghệ in kỹ thuật số trên vải
Mỗi kỹ thuật in ấn đều có điểm mạnh và hạn chế khác nhau, cùng Alibu tìm hiểu xem nếu bạn lựa chọn phương pháp in kỹ thuật số thì cần phải lưu ý gì không nhé!
Ưu điểm
- Có thể in trên nhiều nền vải khác nhau.
- In được những hình ảnh, thiết kế phức tạp.
- Màu sắc đẹp, trung thực, độ nét cao.
- Mẫu in mềm mại, không bị thô cứng
- Tốc độ in nhanh.
- Mực in thấm trực tiếp vào vải.
- Phù hợp với in áo nhóm, áo lớp.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư mực in và máy in chuyên dụng cao.
- Độ bền bản in thấp.
- Giá thành phẩm cao.
- Không sao chép được bản in trên nền vải màu trắng.
So sánh in lụa và in kỹ thuật số trên vải
Có khá nhiều người phân vân khi đứng trước lựa chọn in lụa và in kỹ thuật số sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Để giúp các bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ so sánh hai kỹ thuật in này trong bảng dưới đây:
Yếu tố | In lụa | In kỹ thuật số |
Màu sắc | Bị hạn chế màu sắc, thường chỉ in được đơn sắc. | Màu sắc phong phú, đa dạng, không bị giới hạn số lượng màu. |
Chất liệu | Sử dụng trên nhiều chất liệu khác nhau như: vải, nhựa, thủy tinh, giấy, thiết bị điện tử… | Hạn chế chất liệu nền in. |
Hình ảnh | + Hình ảnh in có thể bị loang ra, không giống thiết kế ban đầu. + Chỉ in được mẫu thiết kế đơn giản. |
+ Hình ảnh in trên vật liệu chính xác tuyệt đối. + In được những hình ảnh phức tạp, cầu kỳ. |
Chất lượng | Thành phẩm bền màu, chất lượng cao. | Dễ bị bay màu. |
Mực in | Tốn nhiều mực in. | Chỉ sử dụng lượng mực vừa đủ để tạo ra mẫu in. |
Tính linh động | Mẫu in cố định, không thay đổi được. | Có thể dễ dàng thêm, bớt các chi tiết trên mẫu in trên máy tính để cho ra thiết kế ưng ý. |
Giá thành | Càng in nhiều, giá càng thấp. | Giá thành cao, dù in nhiều thì giá vẫn giữ nguyên. |
Công nghệ in kỹ thuật phù hợp nhất với chất liệu gì?
Mặc dù in kỹ thuật số có thể áp dụng trên mọi loại vải nhưng sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi in áo thun đơn sắc, trơn, mềm hơn là các loại vải đã dệt hoa văn, vừa dễ bám màu lại nêu bật được hình ảnh ấn tượng mà nhà sản xuất muốn nhấn mạnh.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ in kỹ thuật số trên vải
Cũng giống như in trên giấy nhưng được nâng cấp hơn, in kỹ thuật số hoạt động trên nguyên lý phun các giọt mực có màu sắc khác nhau lên trên bề mặt vải tạo ra các mẫu in độc đáo, có độ chính xác cao.
Ngoài ra, công nghệ in này có thể in trên mọi loại vải, tạo nên những hiệu ứng mới lạ, khắc phục hoàn toàn hạn chế không thể in các mẫu thiết kế phức tạp của các kỹ thuật in thông thường khác. Cho nên, rất nhiều hãng sản xuất áo thun yêu thích và ứng dụng in kts trong dây chuyền công nghệ của mình để cho ra những mẫu áo đa sắc màu, độc nhất, thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Bạn có thể sẽ quan tâm đến một số kỹ thuật in thêu khác đang có sẵn tại Alibu:
In decal phản quang | In lụa |
In kỹ thuật số trên vải (Bạn đang ở đây) | In nổi |
In chuyển nhiệt | Thêu vi tính |
Cách bảo quản trang phục có hình in kỹ thuật số
Các hình in kỹ thuật số tuy có màu sắc sống động và ấn tượng hơn các kỹ thuật in khác trên thị trường nhưng độ bền bản in lại thấp. Vì lý do đó, chúng tôi hoàn toàn hiểu tâm lý của những khách hàng mình luôn muốn trang phục mình luôn được đẹp và nguyên vẹn nhất.
Sau đây là những lời khuyên của Alibu, những người trực tiếp sản xuất những bản in kts về cách bảo quản chúng được đẹp và lâu bền nhất. Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
- Bạn hãy lộn mặt trái áo ra ngoài trước khi cho vào giặt để tránh sự cọ sát quá mức gây xuống cấp hình in.
- Nên giặt các loại áo cùng chất liệu với nhau trong máy giặt. Ví dụ: Áo thun chỉ nên giặt cùng với áo thun, không nên giặt chung với các chất vải cứng như jean để tránh sự chà xát gây hao mòn hình in nói riêng cũng như sự xuống cấp của quần áo nói chung.
- Nên giặt trong nước lạnh, điều này giúp bảo toàn độ bền của hình in, màu áo, phom dáng,… của trang phục.
- Không nên dùng chất giặt tẩy manh bởi chúng có thể sẽ “tẩy” luôn hình in của bạn.
- Nhiệt độ cao là kẻ thù lớn nhất của hình in, vì thế bạn không nên đem đồ đi sấy, là ủi hoặc phơi dưới trời nắng gắt nhé!

Các loại công nghệ in kỹ thuật số trên vải
Có hai phương pháp in kỹ thuật số trên vải phổ biến nhất hiện nay đó là in trực tiếp và in gián tiếp. Cụ thể như sau:
In trực tiếp trên vải
Công nghệ in kỹ thuật số trực tiếp trên vải sẽ phun trực tiếp màu lên vải mà không thông qua bất kỳ giai đoạn trung gian nào. Kỹ thuật này có thể triển khai trên các bề mặt vải khác nhau, đặc biệt là áo thun.
Do phải sử dụng các máy in chuyên dụng nên giá thành của công nghệ in phun kỹ thuật số trực tiếp cao hơn so với các kỹ thuật in khác. Phương pháp này phù hợp với số lượng trang phục nhỏ với yêu cầu in nhanh kỹ thuật số.

In gián tiếp trên vải
Nếu như phương pháp in trực tiếp sẽ phun màu lên trên vải, thì in gián tiếp sẽ sử dụng giấy chuyển hoặc tấm phim chuyên dụng để in hình ảnh lên trên đó. Tiếp theo, tấm giấy này sẽ được đặt lên bề mặt vải rồi hình ảnh và màu mực truyền qua vải bằng máy ép nhiệt. Vì vậy, phương pháp in kỹ thuật số gián tiếp trên vải còn được gọi là in ép nhiệt hoặc in chuyển nhiệt.
Nhờ công nghệ in gián tiếp, năng suất sản xuất được nâng cao đáng kể do cơ chế hoạt động liên tục của máy in cho ra hàng trăm mẫu thiết kế trong thời gian ngắn. Đây cũng chính là lý do kỹ thuật in chuyển nhiệt được nhiều công ty dệt may ưa chuộng.

Sẵn sàng nhận tư vấn may in đồng phục kỹ thuật số chất lượng và uy tín từ Alibu?
Luôn lắng nghe, tư vấn tận tình để đưa ra giải pháp may đồng phục từ A-Z hợp Mốt dành riêng cho bạn.
Hãy kết nối với Alibu để được trao đổi với những chuyên gia đồng phục của chúng tôi ngay hôm nay. Vui lòng thông tin chi tiết về yêu cầu của bạn càng nhiều càng tốt!
Alibu luôn muốn đem những dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng. Vì vậy, khi đến với chúng tôi các bạn sẽ được tư vấn công nghệ in thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Mong rằng, sau khi đọc qua bài viết, mọi người sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Bạn có thể quan tâm: