Thêu vi tính – Kỹ thuật thêu được ưa chuộng nhất hiện nay

Thêu vi tính – Kỹ thuật thêu được ưa chuộng nhất hiện nay

Trước đây, để hoàn thành một mẫu thêu tay truyền thống thường tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển, các công ty, nhà máy, xí nghiệp có hàng ngàn công nhân, mà trên mỗi bộ đồng phục họ mặc khi đi làm bắt buộc phải thêu logo của công ty trên đó. Vì vậy, thêu tay truyền thống dường như không còn đáp ứng được.

Do đó, kỹ thuật thêu vi tính đã được ra đời và trở thành một trong những kỹ thuật thêu phổ biến nhất hiện nay. Các bạn có thể thêu hàng trăm ngàn logo lên quần áo chỉ trong vòng vài tuần, thậm chí vài ngày mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt vời. Trong bài viết dưới đây, Đồng Phục Alibu sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính.

Thêu vi tính là gì?

Thêu vi tính là phương pháp thêu dựa trên cơ sở thêu truyền thống nhưng được điều khiển thông qua máy tính chuyên dụng hiện đại, mà không cần đến quá nhiều sự can thiệp của con người.

Một máy thêu sẽ có khoảng 20 đầu thêu, đồng thời trên mỗi đầu thêu sở hữu 6-15 kim. Nguyên tắc hoạt động của máy khá đơn giản: mẫu thêu đã được lập trình trên máy tính trước đó sẽ được sao chép vào đầu đĩa của máy thêu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cài đặt chương trình để máy có thể tạo ra những logo đúng như hình mẫu đã lập trình trước đó.

Xưởng thêu vi tính
Xưởng thêu vi tính

Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại, biến thiết bị trở thành người nghệ nhân thêu lành nghề và chăm chỉ. Bởi vậy, một lượng lớn sản phẩm hoàn chỉnh được làm ra chỉ trong khoảng thời gian cực ngắn, có độ chính xác cao lên đến 99%, độ bền ấn tượng.

Quá trình hình thành và lịch sử phát trên của thêu vi tính

Vào những năm 70 của thế kỉ trước, khi con người vẫn đang phụ thuộc vào thêu truyền thống, một nhà khoa học người Hà Lan – ông Peter Haase đã xây dựng bản phác thảo với nội dung triển khai hệ thống máy thêu, đặt viên gạch đầu tiên cho kỹ thuật thêu vi tính sau này.

Nguyên lý hoạt động của máy thêu được nêu ra trong bản kế hoạch này là áp dụng phương pháp đâm các thiết kế qua băng giấy, sau đó chạy qua máy thêu. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện một lỗi nhỏ thì cả hệ thống máy sẽ không hoạt động chính xác được nữa.

Ông Peter Haase – Người đặt nền móng cho thêu vi tính
Ông Peter Haase – Người đặt nền móng cho thêu vi tính

Đến năm 1980, hệ thống thêu đồ họa máy tính được ra mắt lần đầu tiên tới mọi người bởi ông Wilcom. Hệ thống này được chạy trên một chiếc máy tính mini. Nó được đặt trên là Melton để tôn vinh Randal Melton và Bill Childs – những người đã tạo ra đầu thêu đầu tiên và trang bị chúng trên khung dệt Schiffli lớn.

Bằng việc sử dụng công nghệ thêu vi tính vào ngành may mặc, các xưởng may áo đồng phục đã tiết kiệm được rất nhiều sức lao động của công nhân và rút ngắn thời gian hoàn thành lượng đơn khổng lồ của nhiều công ty đông công nhân. Thế nhưng, dù đã cố gắng cải thiện tốc độ, số lượng của hệ thống máy thêu, song vẫn không đáp ứng được nhu cầu quá “khủng” của thị trường.

Khung dệt lớn Schiffli
Khung dệt lớn Schiffli

Để khắc phục khó khăn, các chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu và đổi mới. Năm 1984, hệ thống máy thêu tự động đã được ra đời cùng sự hỗ trợ đặc biệt của phần mềm thiết kế mẫu thêu, và được điều khiển bởi các máy tính đã được lập trình sẵn. Có thể nói đây là bước ngoặt thúc đẩy sự phát triển của ngành may mặc, giải quyết mọi yêu cầu cấp bách của thị trường.

Sự xuất hiện của máy thêu vi tính tại Việt Nam

Dù được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới nhưng mãi đến năm 1990, Việt Nam bắt đầu du nhập máy thêu vi tính. Nhưng vào thời điểm đó, hệ thống vẫn chưa được hoàn thiện và đa phần các mẫu thêu đều do khách hàng cung cấp.

Thế nhưng, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hệ thống máy thêu ngày nay đã được trang bị kỹ thuật thêu vi tính tiên tiến, tăng độ chính xác, tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ, hoàn thành đúng thời gian đã thỏa thuận.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật thêu vi tính

Ưu điểm

  • Hoàn thành số lượng thành phẩm lớn trong thời gian ngắn. Đây là điều mà thêu truyền thống không thể làm được.
  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp thêu khác.
  • Đảm bảo độ chính xác cao đến 99%.
  • Mũi thêu đa dạng, có thể tùy ý tạo mẫu và phối màu ngay trên máy tính chuyên dụng.
  • Chất lượng thêu tốt, không bị ảnh hưởng trong khi giặt hoặc ủi quần áo.

Nhược điểm

  • Hạn chế những mẫu thêu có chi tiết quá phức tạp, cầu kỳ, yêu cầu sự tỉ mỉ trong từng mũi thêu.
  • Đường nét không mềm mại như thêu truyền thống.
  • Độ nét của hình thêu không rõ.
  • Không thể áp dụng trên các loại vải quá mỏng hoặc mềm.

Vào mùa hè, áo polo, áo sơ mi, áo thun… là những kiểu áo được ưa chuộng nhất. Đặc biệt, công nghệ này được sử dụng phổ biến nhất khi  in áo thun đồng phục. Điểm mạnh của các dáng áo này đều có thể sử dụng được của cả nam và nữ. Những loại áo này thường sử dụng chất liệu vải cotton, vải lanh, lụa hoặc sợi tổng hợp.

Tất cả chất liệu đều có thể ứng dụng công nghệ thêu vi tính để thêu logo, biểu tượng, hình ảnh đặc trưng của thương hiệu, tạo dấu ấn riêng biệt. Ngoài ra, với các công ty, xí nghiệp, nhà máy có số lượng nhân viên lớn thì thêu logo bởi phương pháp thêu vi tính cũng được áp dụng để tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí và tạo nên sự đồng bộ trong môi trường làm việc.

Thêu vi tính (thêu logo) phù hợp với công ty có số lượng nhân viên lớn
Thêu vi tính (thêu logo) phù hợp với công ty có số lượng nhân viên lớn

 

Sản phẩm tại Đồng Phục Alibu đã thực hiện

Vào mùa đông, bất kỳ thương hiệu thời trang nào cũng muốn mang đến cho khách hàng những mẫu áo khoác đẹp mắt với nhiều mẫu thêu ấn tượng. Họ cũng muốn đảm bảo logo thương hiệu của mình được xuất hiện trên các sản phẩm. Và với số lượng lớn trang phục bán ra trong khoảng thời gian eo hẹp thì thêu vi tính được tận dụng triệt để.

Áo khoác có in thêu logo
Áo khoác có in thêu logo

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về công nghệ thêu vi tính. Mong rằng, bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn công nghệ in áo đồng phục phù hợp với nhu cầu. Mọi thắc mắc về thêu vi tính xin liên hệ ngay tới hotline của Alibu: 0961.803.555 hoặc 0961.205.333 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

Tìm hiểu bài viết: In kỹ thuật số – Sự chọn lựa hoàn hảo mang lại vẻ đặc biệt cho áo thun của bạn