Hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành dệt may trên toàn thế giới mà nhiều kỹ thuật in mới đã được ra đời. Trong đó, kỹ thuật in lụa trên vải đã nhận được sự quan tâm tương đối lớn từ người tiêu dùng bởi sự đa dạng, phong phú trong mẫu mã, khả năng in trên vô số các loại vải khác nhau mà chi phí lại thấp hơn rất nhiều so với các công nghệ in thêu khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những ưu nhược điểm để áp dụng in lụa vào đúng mục đích. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn mọi kiến thức xung quanh in lụa trên vải, giúp các bạn lập kế hoạch đảm bảo về kinh tế và chất lượng sản phẩm.
In lụa trên vải là gì?
In lụa trên vải hay còn gọi là in lưới là phương pháp in đơn giản, truyền thống đã xuất hiện từ lâu. Nếu như trước đây, mọi công đoạn in ấn đều được thực hiện thông qua bàn tay con người thì giờ đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại, công nghệ in lụa thủ công đã được cải tiến thành tự động.
Đặc biệt, công nghệ in lụa này có thể sử dụng trên các loại vải có chất liệu khác nhau như: thun, cotton, lụa, sợi bông, chiffon, jean,…
Không chỉ có thể in trên quần áo, công nghệ in lụa còn được ứng dụng để in trên nhựa, kim loại, decal,…
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa trên vải
In lụa trên vải cũng giống như kỹ thuật in dầu ở trên giấy nến, tức là một phần của mực in sẽ được thấm qua lưới in. Phương pháp có thể thực hiện trên máy in hoặc hoàn toàn thủ công.
Cụ thể như sau:
In lụa trên vải bằng máy
Mực in sẽ được đổ lên khung in và chỉ có một phần mực thấm qua lưới để in các mẫu hình ảnh, logo, chữ… lên trên quần áo. Sở dĩ làm được điều này bởi trước đó, các mắt lưới khác đã được bịt kín lại bằng hóa chất đặc biệt.
In lụa trên vải thủ công
Để thực hiện thủ công thì người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác.
Đầu tiên, khung in sẽ được làm sạch bởi giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng. Nếu như vẫn chưa sạch, chúng ta có thể dùng xăng xinclohexanol để tẩy. Sau đó, khung in này sẽ được đem đi sấy khô hoàn toàn.
Khung in sẽ được quét một lớp nhạy sáng rồi tiếp tục sấy khô. Người thợ sẽ đặt phim lên chụp lụa và tiến hành đặt bản in lên trên và cùng chiều với bản in thật.
Lưu ý, vải in phải đảm bảo đặt ở bên dưới bản in. Phim và lưới in được đem đi phơi và sấy khô. Đến lúc này, người thợ lành nghề đổ mực in lên khung in một cách cẩn trọng nhất với lượng vừa đủ, không quá ít hay quá nhiều.
Tiếp đến, họ sẽ kéo nháp thử để kiểm tra lại chất lượng mực in và mẫu in xem có đáp ứng đủ điều kiện không. Nếu đạt thì sẽ in thật trên nền vải và mang đi phơi khô tự nhiên. Cuối cùng, các bạn đã có một sản phẩm như ý rồi đó.
Các loại kỹ thuật in lụa trên vải
Có thể nói, kỹ thuật in lụa trên vải rất đa dạng, phong phú. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các loại kỹ thuật in lụa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
In lụa bằng mực nước
Đây là kỹ thuật in lụa được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mực nước là mùi dịu nhẹ, dễ pha loãng, tạo đường nét mảnh mai, mềm mại, không độc hại đến sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, mực nước cũng khá rẻ mà lại in được trên nhiều loại vải khác nhau nhưng cotton, thun, thun 3 chiều, sợi tổng hợp,… nên giá thành phẩm cũng thấp hơn so với kỹ thuật in khác. Tuy nhiên điểm trừ lớn của in mực nước chính là rất dễ bay màu, độ bền không cao.
In lụa bằng mực cao su
Mực cao su có thể sử dụng cho rất nhiều phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, người thợ cần phải có kiến thức chuyên môn cao cũng như nắm rõ được các loại mực cao su để ứng dụng đúng cách.
In nhũ
Nếu chúng ta đã quá chán những mẫu in thông thường thì có thể sử dụng kỹ thuật in này để đổi mới chúng bằng: nhũ vàng, nhũ bạc, kim tuyến… tạo nên độ óng ánh cho mẫu in.
In nổi
Kỹ thuật này sẽ tạo cảm giác 3D cho sản phẩm, khiến bộ quần áo của các bạn trở nên cuốn hút hơn, ấn tượng hơn.
In lụa bằng mực cao thành
Khi áp dụng phương pháp này, phần tử in sẽ cao và đứng thành. Kỹ thuật này thường dùng để in các logo thương hiệu trên quần áo.
Bạn có thể sẽ quan tâm đến một số kỹ thuật in thêu khác đang có sẵn tại Alibu:
In decal phản quang | In lụa (Bạn đang ở đây) |
In kỹ thuật số trên vải | In nổi |
In chuyển nhiệt | Thêu vi tính |
Ưu nhược điểm của in lụa trên vải
Ưu điểm
- Có thể áp dụng kỹ thuật in lụa trên vải lên nhiều chất liệu vải khác nhau.
- In càng nhiều, giá càng rẻ.
- In được ít nhất khoảng 10 – 15 áo cùng một lúc.
- Tạo hiệu ứng bắt mắt, tinh tế, khác biệt cho quần áo.
- Có thể quyết định màu in nên sẽ không bị lệch tone so với màu nền của áo.
- Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức nhờ thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
- Thích hợp doanh nghiệp, trường học cần in áo thun đồng phục với số lượng lớn.
Nhược điểm
- Giới hạn màu sắc mực in, thường chỉ in được những hình đơn sắc hoặc 2-3 màu sắc không quá phức tạp.
- Độ bền màu không cao.
Sẵn sàng nhận tư vấn in lụa trên áo đồng phục uy tín và chất lượng từ Alibu?
Luôn lắng nghe, tư vấn tận tình để đưa ra giải pháp may đồng phục từ A-Z hợp Mốt dành riêng cho bạn.
Hãy kết nối với Alibu để được trao đổi với những chuyên gia đồng phục của chúng tôi ngay hôm nay. Vui lòng thông tin chi tiết về yêu cầu của bạn càng nhiều càng tốt!
Bạn có thể quan tâm: