Vải gấm – Chất liệu vải may cao cấp, sang trọng bậc nhất hiện nay

vải gấm là gì

Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ hiện đại, rất nhiều loại vải nhân tạo đã được ra đời và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên như vải gấm vẫn có chỗ đứng nhất định bởi những đặc tính nổi trội mà không loại vải nhân tạo nào có được. Để biết thêm chi tiết về mẫu vải cao cấp này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Alibu nhé.

Vải gấm là một trong những loại vải cao cấp nhất hiện nay
Vải gấm là một trong những loại vải cao cấp nhất hiện nay.

 

Vải gấm là gì?

Vải gấm được dệt từ những sợi tơ tằm thiên nhiên, cao cấp nhất, tạo nên sự sang trọng hiếm có. Chính vì độ xa xỉ của nó nên thời xưa, gấm chỉ được sử dụng làm trang phục cho vua chúa. Ngoài ra, các hoa văn trên loại vải này được thêu trực tiếp trên về mặt vải chứ không theo dùng phương pháp in thông thường. Do đó, vải có độ mềm mại và cuốn hút khó cưỡng.

Theo dòng chảy của thời gian, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tăng cao nên vải gấm cũng được sử dụng phổ biến hơn. Chất liệu gấm thường được dùng để may các trang phục truyền thống như: áo bà ba, áo dài… Tuy nhiên, vẫn nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vải này để may đồng phục để thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng.

vải gấm được sử dụng để may các mẫu trang phục truyền thống
Hiện nay, chất liệu này được sử dụng để may các mẫu trang phục truyền thống.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải gấm khác nhau, ví dụ: gấm tơ tằm, gấm cotton, gấm nhân tạo,… Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người tiêu dùng sẽ chọn loại gấm phù hợp với mình.

Lịch sử phát triển của vải gấm

Gấm là một trong những loại vải lâu đời trên thế giới, đã xuất hiện từ hơn 5000 năm trước. Vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện lần lượt tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Với sự nổi tiếng của mình, gấm trở thành loại vải hiếm hoi đến từ châu Á nhận được sự yêu thích của người dân châu Âu. Tới nay, vải gấm đã phổ biến trên toàn thế giới.

Để tạo ra một tấm vải gấm chất lượng đạt chuẩn cần phải tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi người thợ phải có chuyên môn cao. Theo lịch sử ghi chép, làng nghề dệt lụa nổi tiếng Vạn Phúc (Hà Đông) là nơi tạo ra những tấm lụa gấm tinh xảo, chất lượng cực phẩm để dâng lên cho vua chúa.

Ưu nhược điểm của vải gấm

Ưu điểm

  • Màu sắc đa dạng, phong phú: Vải gấm đặc biệt được yêu thích do màu sắc của vải dù kể hết ngày cũng không thể nào hết được. Vậy nên, các bạn hoàn toàn có thể tìm được màu vải yêu thích của mình khi sử dụng gấm để may trang phục. Bên cạnh đó, vải rất dễ nhuộm màu cũng như khả năng giữa màu cực tốt.
  • Hoa văn trang trí ấn tượng: Hoa văn là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ của gấm. Bên cạnh đó, kỹ thuật dệt hoa ăn họa tiết trên vải gấm đã trở thành chuẩn mực trong việc thêu trang trí lên các loại vải dày. Với hoa văn được thêu bằng tay những họa tiết càng thêm sống động, tinh tế, toát lên vẻ mềm mại, quyến rũ.
  • Độ bền cao: So với các loại vải tự nhiên thường mỏng nhẹ thì vải gấm lại khá dày dặn nên độ bền cũng rất cao nên được nhiều người yêu thích.
  • Thân thiện với môi trường: Thành phần chính của vải là tơ tằm tự nhiên nên không gây ảnh hưởng xấu nào tới môi trường.
  • An toàn với sức khỏe con người: Bề mặt vải mềm mịn không gây khó chịu khi chạm vào da. Do vải được làm từ sợi tơ tằm thiên nhiên nên hoàn toàn không gây kích ứng hay dị ứng da như các loại vải nhân tạo khác.

Nhược điểm

  • Lâu khô: Vải gấm thấm nước rất nhanh cùng với đó là chất liệu vải dày nên sau khi giặt, sản phẩm làm từ gấm phơi rất lâu khô. Đặc biệt, nếu bảo quản vải ở những nơi ẩm thấp hay phơi vải vào những ngày âm u, độ ẩm cao thì rất dễ xuất hiện nấm mốc và có mùi khó chịu.
  • Khó vệ sinh: Các vết bẩn trên gấm rất khó vệ sinh, hầu như không thể làm sạch hoàn toàn với những vết bẩn do thức ăn, đồ uống. Nếu tẩy rửa quá mạnh, rất dễ làm hỏng, sờn vải.
  • Giá thành cao

Phương pháp bảo quản vải gấm đúng cách

– Nên giặt tay, hạn chế giặt máy để đảm bảo chất lượng vải.

– Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh, sử dụng loại bột giặt nhẹ, trung tính.

– Giặt vải trong nước có nhiệt độ khoảng 30 độ C. Nếu quá nóng sẽ làm mất đi độ bóng tự nhiên của vải, còn quá lạnh sẽ làm vải co rút.

– Khi phơi nên lộn mặt trong ra ngoài và phơi ở những nơi có gió, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vải gấm mà Alibu đã tổng hợp trong quá trình tìm hiểu các loại vải may. Mong rằng, qua bài viết các bạn sẽ hiểu thêm về chất liệu vải này để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.


Đọc thêm: