Chắc hẳn, chúng ta đều biết Cotton và Polyester (PE) là những chất liệu vải được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, vải viscose cũng đang dần chiếm được vị thế nhất định trong lĩnh vực may mặc, hứa hẹn sẽ là “đối thủ” của Cotton và PE. Thế nhưng, khá nhiều người còn xa lạ với chất liệu này cũng như những đặc điểm vượt trội của vải viscose chưa được biết đến nhiều. Để hiểu rõ hơn mẫu vải độc đáo này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đồng Phục Alibu nhé.
Xem thêm: Top 15 Các Loại Vải Phổ Biến Trong May Mặc Trên Thị Trường
Khái niệm về vải Viscose
Vải viscose hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc Rayon, là loại vải được tạo nên nhờ chất xơ của các sợi cellulose được tái sinh từ các loại cây như: đậu nành, mía, tre… Ngoài ra, cấu trúc của sợi vải này khá giống với cotton với đặc điểm như: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mịn… Vì vậy, nó thường được dùng để làm trang phục mùa hè.
Nguồn gốc vải Viscose
Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, khi mà lụa tơ tằm đang là chất vải nhận được sự yêu thích trên toàn thế giới, nhưng giá thành của nó lại cực kỳ đắt đỏ.
Vì vậy, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu ra loại vải có thể thay thế loại vải này. Người đặt nền móng đầu tiên là ông Hilaire de Chardonnet đã sáng tạo ra một chất liệu có những đặc điểm tương tự như vải lụa và đặt tên là Viscose. Quy trình sản xuất ra vải Viscose đã được cấp bằng sáng chế nào năm 1982, nhưng phải mãi đến năm 1905, chất liệu vải này mới chính thức được tiêu thụ trên thị trường.
Từ khi ra đời cho đến nay, vải viscose đang dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực dệt may. Mẫu vải được sử dụng để làm các loại trang phục như: áo thun, jacket, váy, đầm, sơ mi, đồ trượt tuyết… Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng vào việc chế tạo giấy bọc, đồ trang trí nội thất…
Đặc tính của vải Viscose
Ưu điểm
– Mềm mịn: Bề mặt của vải Viscose rất mềm mại, không bám dính người, làm cho người mặc có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
– Thoáng khí: Mẫu vải được kết cấu đặc cùng độ mỏng vừa phải nên rất thoáng khí, mát mẻ.
– Thấm hút tốt: Với ưu điểm này, vải viscose chính là sự chọn lựa hoàn hảo để may đo đồng phục, đồ thể thao…
– Hạn chế nấm mốc, vi khuẩn: Loại vải này được làm từ bột gỗ tự nhiên nên hạn chế được sự phát triển của nấm mốc cùng các vi khuẩn có hại cho vải.
– Dễ nhuộm màu: Vải rayon được tạo ra do sự tổng hợp của nhiều chất liệu khác nhau. Vậy nên, chất liệu viscose rất dễ nhuộm, độ bền màu cao, ít phai.
– Dễ thiết kế: Bề mặt của vải mềm mịn, không quá láng nên rất dễ thiết kế.
– Khả năng tự phân hủy sinh học: Vải rayon được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên có khả năng tự phân hủy sinh học, an toàn với môi trường.
– Giá thành rẻ: Mục đích đầu tiên khi tạo ra loại vải này chính là thay thế các chất liệu vải đắt tiền như cotton hay lụa. Vậy nên, giá thành của chúng cũng rẻ hơn vải sợi tự nhiên khác.
Nhược điểm
– Tàn phá rừng: Theo ước tính, để sản xuất ra 30% lượng vải viscose người ta cần phải tàn phá rất nhiều khu rừng cổ, lâu năm. Điều này làm mất cân bằng hệ sinh thái, thu hẹp diện tích sống của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người dân bản địa.
– Độc hại: Trong quá trình tạo ra loại vải này, các nhà sản xuất phải sử dụng rất nhiều hóa chất nồng độ cao, dẫn đến ô nhiễm không khí và nước.
– Độ bền kém: Vải rayon rất dễ bị bai dão và khó trở lại nguyên trạng ban đầu. Đặc biệt, khi ướt tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
– Dễ cháy: Với nguyên liệu chính là bột gỗ nên chất liệu viscose trở nên dễ cháy hơn các loại vải khác, khả năng chống mài mòn không quá ấn tượng.
– Vệ sinh khó: Hầu hết các sản phẩm được làm từ vải viscose bắt buộc phải giặt khô.
Ứng dụng của vải Viscose
Vải rayon là phương pháp hoàn hảo thay thế cho lụa tơ tằm đắt đỏ. Giá thành của chất liệu viscose cũng khá rẻ, thường được dùng để làm đồ trượt tuyến, may các loại đồng phục như: áo sơ mi, jacket, váy, đầm…
Bên cạnh đó, vải viscose còn là nguyên liệu chính tạo ra chăn ga, gối, khăn trải bàn, rèm cửa…
Phương pháp bảo quản vải viscose đúng nhất
Để tăng độ bền của sản phẩm từ loại vải này, các bạn nên thực hiện những lưu ý sau đây:
- Nên giặt tay và dùng nước lạnh để giặt các loại sản phẩm từ vải rayon.
- Nếu giặt ướt thì trước khi phơi, bạn cần dùng khăn bông để thấm hết nước rồi treo lên móc phơi khô tự nhiên.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.
- Chọn chế độ quay nhẹ nhất khi giặt máy.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp của Alibu về nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng cũng như cách bảo quản vải viscose. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Tham khảo thêm: Ứng dụng của vải nylon trong lĩnh vực dệt may