Top 15 các loại vải phổ biến nhất trong may mặc hiện nay

Top 15 các loại vải phổ biến trong may mặc trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại vải sử dụng trong lĩnh vực may mặc. Chính vì vậy, người tiêu dùng thường gặp vấn đề khó khăn trong việc lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình. Hiểu rõ được điều này, Alibu đã tổng hợp những thông tin cơ bản như tên gọi, đặc điểm, ứng dụng… về các loại vải phổ biến nhất trong may mặc hiện nay trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng theo dõi để tìm ra loại vải ưng ý trước khi chọn may đồng phục cho phù hợp nhé.

Các loại vải cotton

Đây là loại vải được sử dụng nhiều nhất trong may mặc. Cotton có nguồn gốc từ sợi lấy từ cây bông vải, gia tăng thêm một số chất hóa học để tạo ra thành phẩm. Bởi vì có nguồn gốc tự nhiên nên các loại vải cotton có ưu điểm mềm mịn, co giãn tốt, không gây kích ứng da, an toàn với người sử dụng.

vải cotton đẹp
Một trong các loại vải phổ biến nhất hiện nay là vải cotton với ưu điểm nổi bật là thấm hút và co giãn tốt, phù hợp để làm trang phục mùa hè.

Không những vậy, vải cotton còn có khả năng thấm hút rất tốt, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Độ bền của vải cũng được đánh giá rất cao, nhanh khô, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể người dùng.

Xem thêm: Vải Cotton là gì? Các loại vải cotton phổ biến nhất hiện nay

Các loại vải cotton phổ biến

  • Vải cotton 100%: được làm hoàn toàn từ sợi cotton.
  • Vải cotton 65/35: 65% sợi Cotton, 35% sợi Polyester.
  • Vải cotton 35/65: 35% sợi Cotton, 65% sợi Polyester.
  • Vải thun co giãn 2 chiều: Chỉ có thể co giãn theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
  • Vải thun co giãn 4 chiều: có thể co giãn theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Vải Kaki

Vải kaki có thành phần chính là cotton được tạo nên từ theo phương pháp dệt chéo tổng hợp. Vì vậy, kaki sở hữu những ưu điểm nổi bật từ vải cotton như: thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, không gây kích ứng da,… nhưng cứng cáp và giữ form tốt hơn. Ngoài ra, kaki rất ít nhăn và giữ màu tốt.

Ngày nay, chất liệu kaki được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc, sử dụng để làm đồ công sở, quần áo bảo hộ, quân phục… Thay vì màu nâu sáng duy nhất như trước, vải kaki đã được các nhà sản xuất nhuộm rất nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi người.

Vải kaki được chia thành 2 loại chính là

  • Kaki thun
  • Kaki không thun.

Xem thêm: Vải Kaki và tính ứng dụng trong thời trang

Các loại vải lụa

Từ xưa tới nay, vải lụa luôn được xếp vào loại vải cao cấp, đại diện cho sự sang trọng, quyền uy, đặc biệt là lụa tơ tằm. Lụa đều có thể sử dụng vào mùa nóng và lạnh cực linh hoạt. Vào mùa hè, chất liệu vải này có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, thoáng khí, giúp người mặc cảm thấy mát mẻ.

Còn vào mùa đông, lụa lại có thể giữ nhiệt nên nhiều nhà sản xuất thường hay lót thêm một lớp lụa ở bên trong áo khoác.

Vải lụa đại diện cho sự sang trọng, quyến rũ
Vải lụa đại diện cho sự sang trọng, quyến rũ.

Để lụa luôn ở trạng thái tốt nhất, người dùng cần phải bảo quản tương đối cầu kỳ như: tránh những nơi ẩm ướt, không nên gấp nhàu, vò nhẹ khi giặt vải…

*Các loại lụa phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Lụa tơ tằm
  • Lụa satin
  • Lụa cotton
  • Vải lụa gấm

Đọc thêm: Vải lụa – 4 Ưu điểm để trở thành loại vải cao cấp nhất thế giới

Vải Kate

Vải Kate sở hữu những đặc tính như: bề mặt vải mềm mịn, không nhăn, dễ giặt ủi, an toàn với sức khỏe người dùng, thấm hút mồ hôi tốt… Với những ưu điểm trên, chất liệu vải này rất được sử dụng rất đa dạng, từ những bộ đồng phục sơ mi cao cấp cho đến những bộ đồng phục học sinh, công nhân, PG, quần áo bảo hộ…

Vải kate sọc thích hợp để làm áo sơ mi

Những bộ trang phục thường rất bền chắc, ít nhăn mà khi vệ sinh lại dễ dàng, nhanh khô. Bên cạnh đó, loại vải này cũng hay được dùng để làm sơ mi cho nam giới, đảm bảo đứng form cứng cáp, không dễ bị xổ lông.

Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại vải Kate khác nhau, thế nhưng phổ biến nhất chúng ta phải kể đến: Kate silk, Kate Mỹ, Kate ford, Kate sọc, Kate Hàn Quốc…

Đọc thêm: Vải Kate – Các chủng loại phổ biến và cách bảo quản

 Các loại vải nỉ

Chất liệu nỉ thường hay được các bạn học sinh đặt may làm áo lớp và CLB gaming đặt làm đồng phục mùa đông . Trên bề mặt vải nỉ có phủ một lớp lông khiến người mặc cảm thấy ấm áp giữa tiết trời giá lạnh. Hơn thế nữa, khi mặc trang phục nỉ, các bạn có thể dùng được cả 2 mặt, màu sắc đa dạng và giá thành phải chăng. Trong quá trình sử dụng, các bạn cũng nên lưu ý bảo quản và vệ sinh đúng cách để giữ được độ mới của sản phẩm.

Có 3 loại vải nỉ phổ biến nhất hiện nay

  • Vải nỉ thường
  • Nỉ Cotton
  • Vải nỉ Hàn Quốc
  • Nỉ da cá

Chi tiết: Vải nỉ là gì? Những phương pháp bảo quản vải nỉ đúng cách

Vải len

Trong tất cả các loại vải giữ ấm vào mùa đông thì vải len luôn thuộc top đầu. Vải len được làm từ lông động vật như cừu, bê, lạc đà… Vải không nhăn và giữ nhiệt tốt, co giãn linh động… Bên cạnh sản phẩm được làm từ lông động vật, một số loại len công nghiệp tổng hợp cũng xuất hiện nhưng không được yêu thích. Giá thành của loại vải này cũng không cao.

*Vải len được chia thành 5 loại chính: 

  • Len lông cừu thường: Đây là loại len được dùng nhiều nhất hiện nay. Giá thành của chất liệu len này không cao nhưng vẫn đảm bảo giữ ấm tốt, cùng độ co giãn tuyệt vời.
  • Len Cashmere: Loại len này được tạo nên từ lông của loài dê quý hiếm – Cashmere. Khả năng giữ nhiệt cao gấp 8 lần so với len thường.
  • Len Angora: Nguyên liệu chính để làm chất liệu này là lông thỏ Angora. Trong quá trình sản xuất, vì lông thỏ quá mềm mỏng nên người ra thường thêm một số hóa chất để tạo độ cứng cho sợi len rồi đưa vào sản xuất.
  • Len cotton: Người dùng khi sử dụng sản phẩm từ len cotton không lo bị dị ứng da hay cọ ngứa. Bề mặt vải mềm mại, giá thành khá rẻ, được bày bán rộng rãi ở các khu chợ, cửa hàng.
  • Len tổng hợp: Với mức giá mềm nên len tổng hợp cũng đang bán rất chạy, tiếp cận được với đối tượng tầm trung.

Chi tiết: Phân loại và phương pháp bảo quản vải len đúng cách

Vải thô

Nếu đã nhắc tới các loại vải phổ biến nhất hiện nay thì chúng ta không thể không nhắc tới vải thô. Đặc điểm của loại vải này là mềm mịn, co giãn 4 chiều, thấm hút tốt nên rất được lòng phái nữ sử dụng để làm trang phục cho mình. Không những vậy, cấu trúc bề mặt vải có các lỗ nhỏ thoáng khí, giúp người mặc luôn có cảm giác mát mẻ, thoải mái, dễ chịu.

Trước đây do công nghệ sản xuất tại Việt nam còn kém phát triển, vải thô chủ yếu được sử dụng làm đồng phục cho những người lao động chân tay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất phát triển vải thô đã được xử lý tinh tế hơn, dẫn đến ngày càng được doanh nghiệp đặt làm đồng phục văn phòng.

Chi tiết: Khái niệm, ưu nhược điểm và phân loại vải thô

Vải lanh

Vải lanh có nguồn gốc từ cây lanh tự nhiên nên giữ nguyên những đặc tính nhẹ, thấm hút cực tốt, tạo sự mát mẻ, dễ chịu cho người dùng. Bên cạnh đó vải cũng có những lỗ hổng thoáng khí, điều hòa thân nhiệt nên rất hay được dùng để may sơ mi đi biển cao cấp.

Đặc biệt, độ bền của vải lanh từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới nên sản phẩm làm từ loại này có thể sử dụng trong khoảng thời lâu dài mà không lo hư hỏng. Tuy nhiên, vải lanh khá dễ bị nhăn và đàn hồi kém nên các bạn cần phải lưu ý khi vệ sinh và bảo quản sản phẩm đúng cách.

Vải jeans

Quả là thiếu sót lớn nếu chúng ta không đề cập tới vải jeans. Ngay từ khi xuất hiện, jeans đã làm thay đổi bộ mặt thời trang thế giới, trở thành một trong những mẫu vải được dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp dệt may. Chắc hẳn trong tủ đồ của bạn sẽ có ít nhất một items từ vải jeans.

Chất liệu này được chế tạo từ sợi bông thô, sử dụng phương pháp dệt hai sợi cotton cùng màu với nhau, cho ra mẫu vải cứng cáp và dày dặn hơn.

Vải jeans có độ bền cao, không nhăn, có thể chịu được mài mòn, dù giặt nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo hình dáng của sản phẩm như ban đầu. Ngoài ra, jeans có thể dùng cho cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đều mang lại vẻ đẹp tuyệt vời cho người dùng.

Vải đũi

Nếu bạn đang muốn tìm loại vải để tạo ra những bộ trang phục thoáng mát cho mùa hè thì vải đũi chắc chắn là sự chọn lựa lý tưởng. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa vải đũi và vải thô, thế nhưng vải đũi mềm mịn hơn vải thô nhiều do được làm từ sợi tơ tằm. Chất liệu đũi có cấu trúc xốp, bề mặt là những lỗ hổng giúp lưu chuyển không khí, mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người dùng.

Khả năng thấm hút mồ hôi của vải cũng rất tốt, không giữ nước trên vải mà bay hơi, làm cho người mặc luôn cảm thấy khô thoáng, thoải mái. Tuy nhiên vải đũi khá dễ nhăn nên các bạn cần phải treo trang phục từ loại vải này thay vì đặt một chỗ như bình thường.

Khoảng vài năm trở lại đây, vải đũi được rất nhiều các bạn trẻ sử dụng để may đồng phục nhóm, những bộ đồ được thiết kế từ chất liệu này luôn tạo cho người ta cảm giác dễ chịu, tinh thần thoái mái.

Chi tiết: Vải đũi – Chất liệu vải được yêu thích nhất trong hè

Vải Polyester(PE)

Bên cạnh các loại vải sinh học, xuất xứ tự nhiên thì những chất liệu nhân tạo tổng hợp với đại diện là Polyester cũng đang có chỗ đứng nhất định trong ngành may mặc. Ưu điểm nổi bật của mẫu vải này là độ bền cực cao, định hình tốt, chống nhăn, không nhàu, chống bụi bẩn, chống nấm mốc, giá thành rẻ, nhuộm màu và in áo dễ dàng rất khó phai màu…

Vải Polyester là chất liệu vải nhân tạo có độ bền cao
Vải Polyester là chất liệu vải nhân tạo có độ bền cao.

Tuy nhiên, vải PE không thấm mồ hôi nên chúng ít được sử dụng để làm trang phục vào mùa hè. Bên cạnh đó, vì là vải nhân tạo nên dễ gây dị ứng cho những ai có làn da nhạy cảm. Chất vải Polyester thường được ứng dụng để thiết kế những bộ đồng phục thể thao giá rẻ hoặc làm áo gió, túi xách, balo,…

Đọc thêm: Vải Polyester – Ưu và nhược điểm

Vải ren

Loại vải này được sử dụng nhiều vào lĩnh vực váy cưới, đầm dạ hội yêu cầu độ sang trọng, cầu kỳ cao. Bề mặt vải mỏng và rỗng nên thường được ứng dụng vào trang phục mùa hè. Khi sờ vào vải ren, các bạn sẽ cảm thấy mát, dễ chịu.

Bên cạnh đó, trang phục được làm từ vải ren luôn toát lên vẻ sang trọng, quyến rũ, ngọt ngào. Đặc biệt, chất liệu ren không bị kéo giãn sau một thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý, do vải ren rất mỏng nên khi mặc cần có một lớp lót bên trong để tránh bị phản cảm. Ngoài ra, vải ren khá dễ rách nếu bị mắc vào vật nhọn. Vì vậy, các bạn cần phải cẩn thận khi dùng đồ ren.

Chi tiết: Vải Ren – Biểu tượng của thời trang quý phái

Vải chiffon

Vải chiffon được làm từ chất liệu Polyester với đặc tính mỏng, nhẹ, nhuộm màu dễ nên rất được các nhà thiết kế trên thế giới ưa chuộng và ứng dụng vào sản phẩm của mình.

chiffon đang rất được các nhà thiết kế thời trang yêu thích
Với đặc tính mềm, mỏng, nhẹ, dễ nhuộm màu, chất liệu chiffon đang rất được các nhà thiết kế thời trang yêu thích.

Vải chiffon thường được dùng để may các loại quần áo, váy đầm, sơ mi mang đến vẻ ngoài sang trọng, lịch sự, quý phái, điệu đà cho người mặc.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý khi vệ sinh loại vải này đó là chiffon khá nhạy cảm với các chất tẩy rửa mạnh, dễ phai màu. Chính vì thế, các bạn nên giặt tay với dầu gội đầu để đảm bảo chất lượng vải.

Chi tiết: Vải Chiffon – Chất vải trang nhã bậc nhất

Vải voan

Vải voan khá mỏng, nhẹ, mềm mại, làm cho người mặc có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đầu tiên, voan được dệt từ sợi cotton, thế nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, loại vải này đã chuyển sang dệt từ sợi nhân tạo.

Vải voan mềm mại, nhẹ nhàng
Vải voan mềm mại, nhẹ nhàng.

Đặc điểm nổi trội của vải voan là không bị nhàu hay gấp nếp trong quá trình sử dụng, tính thẩm mỹ cao. Không những vậy, trang phục làm từ chất liệu này khiến người mặc cảm thấy thoáng mát, dễ chịu. Quá trình bảo quản vải cũng rất nhanh chóng, dễ dàng.

Tuy nhiên, bởi vì rất mỏng nên khi mặc trang phục từ voan các bạn nên lót thêm một lớp bên trong. Ngoài ra, vải voan rất khó thiết kế nên đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo, tỉ mỉ.

Chi tiết: Ứng dụng của vải voan trong lĩnh vực may mặc

Vải nylon

Bên cạnh các loại vải phổ biến như: cotton, kaki, lanh, lụa… các loại vải nhân tạo, đặc biệt là nylon cũng đang rất được nhiều người sử dụng. Bởi những ưu điểm của chúng mà không phải mẫu vải nào cũng có.

Vải nylon hay còn gọi là polyamide là loại vải nhân tạo tổng hợp và có nguồn gốc từ dầu thô, than đá. Trong ứng dụng đồng phục vải Nylon thường được sử dụng để làm đồng phục bảo hộ lao động.

Vải nylon mà một loại vải từ sợi nhân tạo tổng hợp
Vải nylon mà một loại vải từ sợi nhân tạo tổng hợp đang rất được yêu thích.

Ưu điểm: chất liệu nylon có độ bền cực cao, chống mài mòn, chống nấm mốc, bụi bẩn. Vải nylon rất dễ sử dụng và bảo quản không quá phức tạp. Bên cạnh đó, vệ sinh vải cũng rất nhanh chóng do nylon khá khó bám bẩn. Ngoài ra, vải nylon không bị nhăn, đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối cho sản phẩm. Giá thành vải cũng khá rẻ nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhược điểm: Song, khả năng thấm mồ hôi của vải khá kém nên không thích hợp sử dụng cho trang phục mùa hè. Chất liệu nylon rất khó phân hủy, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Chi tiết: Ứng dụng của vải nylon trong lĩnh vực dệt may

Trên đây, Đồng phục Alibu đã tổng hợp Top 15 các loại vải phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng sau khi đọc xong vài viết của chúng tôi, các bạn sẽ chọn được chất liệu ưng ý nhất, phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.