Khi tham dự một lễ cưới, chắc hẳn mọi người đều bị cuốn hút bởi chiếc khăn trùm đầu làm từ vải voan nhẹ nhàng, trong suốt, làm nổi bật sự xinh đẹp của cô dâu trong ngày trọng đại. Với sự bay bổng vốn có, ngay từ khi xuất hiện, vải voan đã làm “say lòng” giới mộ điệu trên khắp thế giới. Ngay lập tức, chúng được ứng dụng rất nhiều vào các loại trang phục yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Hãy cùng Xưởng May Đồng Phục Alibu tìm hiểu mọi thông tin xung quanh mẫu vải mộng mơ này trong bài viết dưới đây nhé.
Vải voan là gì?
Vải voan không phải là một loại vải cố định mà là tên gọi chung của các loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm trong suốt. Mẫu vải này được làm từ các sợi tổng hợp như nylon hay polyester. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng sợi tự nhiên như bông hoặc lụa để tạo ra loại vải này.
Chất liệu voan thường hay được áp dụng vào sản xuất các trang phục cao cấp, mang lại vẻ ngoài thanh lịch, trang nhã, sang trọng cho người mặc.
Phân loại TOP 4 vải voan thông dụng nhất trên thị trường
Do vải voan không cố định về ở một chất liệu nhất định, vì thế mỗi “biến thể” của chúng sẽ có những điểm khác biệt khá hay ho. Hiện nay, phổ biến nhất trên thị trường cần phải kể đến: vải voan lụa, vải voan lưới, voan cát, chất liệu voan hoa, vải voan tơ… Cùng Alibu tìm hiểu chúng ngay sau đây.
Vải voan lụa
Vải voan lụa được làm ra bởi chất liệu từ sợi nhân tạo. Chúng được dệt bởi phương pháp đặc biệt để đem đến tính chất nhẹ nhàng, mềm mại khác hẳn với các loại vải nhân tạo khác.
Chất liệu này thường được dùng để thiết kế đồ nữ như váy hoặc áo dài nhằm đem đến sự thướt tha, bay bổng cực cuốn hút.
Voan lưới
Vải voan lưới có sự thay đổi nhất định về cách sản xuất để tạo ra kết cấu lưới độc đáo. Bí mật của sự khác biệt này là cách dệt các sợi ngang qua nhau kết hợp cùng các sợi dọc có kích thước lớn hơn một chút.
Chất liệu voan cát
Vải voan cát có đặc điểm dày hơn các loại khác một chút. Chúng vẫn giữ được tính chất mềm mại và nhẹ nhàng như lụa. Một đặc tính đáng chú ý của chất liệu này là chúng có rất nhiều màu sắc cực kỳ bắt mắt, phù hợp với sở thích đa dạng của các bạn.
Vải voan hoa
Vải voan hoa vốn là một một biến thể của chất liệu voan được thay đổi ở cách dệt với nhiều lựa chọn về màu sắc và họa tiết cực bắt mắt.
9 điểm đáng chú ý của vải voan
Ưu điểm
- Không bị nhàu: Nếu như với những loại vải khác, các bạn luôn lo lắng sau khi giặt quần áo có được phẳng phiu hay không. Nếu không thì phải là ủi chúng thì mới có thể mặc được. Vải voan chính là sự chọn lựa lý tưởng dành cho những ai quá bận rộn, không có nhiều thời gian để là ủi trang phục.
- Làm mát: Chất liệu này rất mỏng và gần như trong suốt, phù hợp để làm váy suông cho phái đẹp mặc trong mùa hè.
- Sắc màu đa dạng: Vải voan rất dễ nhuộm màu, nên các bạn có thể thoải mái chọn lựa màu sắc mà mình mong muốn.
- Kiểu dáng phong phú: Chúng ta có thể sử dụng voan để làm nhiều loại trang phục như: váy, áo, sơ mi, rèm cửa… theo sở thích của người tiêu dùng. Đặc biệt, vải voan còn được dùng để làm váy cưới và khăn trùm đầu cho các cô dâu, khiến họ trở nên xinh đẹp, bay bổng hơn bao giờ hết.
Nhược điểm
- Vải mỏng: Đặc điểm chính của vải voan có trọng lượng nhẹ và rất mỏng, nên các loại trang phục voan mà không có lớp lót bên trong sẽ trở nên hở hang, phản cảm.
- Khó thiết kế: Vải voan rất trơn nên việc cắt may, tạo hình diễn ra khá khó khăn.
- Dễ bám bẩn: Khi trang phục voan vô tình bị dính bẩn thì các bạn cần phải làm sạch ngay, nếu không rất có thể vết bẩn đó sẽ bám trên vải vĩnh viễn.
- Không phù hợp với trẻ em: Vì chất liệu voan rất dễ rách và dễ bắt cháy nên không phù hợp với lứa tuổi hiếu động như trẻ em.
- Ít co giãn: Các nhà sản xuất trang phục không bao giờ dùng chất liệu voan để làm mẫu quần áo yêu cầu độ co giãn cao như đầm body, áo ôm…
Bên cạnh vải voan, bạn có thể quan tâm các loại vải nào là tốt nhất khi may từng trang phục cụ thể. Sau đây là 20 loại vải phổ biến được nhiều người ưa chuộng hiện nay
Vải Bamboo | Vải Jacquard |
Vải Kaki | Vải Len |
Vải Modal | Vải Nylon |
Vải Tencel | Vải Thô |
Vải Spandex | Vải Acrylic |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate |
Ứng dụng của vải voan trong lĩnh vực may mặc
– Vải voan rất thích hợp để may các mẫu váy yêu cầu độ bồng bềnh, mềm mại như váy cưới. Loại vải này có màu sắc đa dạng, dễ thêu các họa tiết từ đơn giản đến phức tạp. Khi khoác lên mình những bộ váy cưới, mọi cô dâu sẽ cảm thấy mình thanh lịch, sang trọng, lộng lẫy hơn bao giờ hết.
– Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng chất liệu này vào những trang phục cho các diễn viên múa. Ngoài yếu tố thẩm mĩ thì độ nhẹ nhàng, bồng bềnh của chất liệu voan cũng giúp mọi điệu múa có hồn hơn.
– Đặc biệt, nhiều quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn quốc, Ethiopia… thường dùng vải voan để thiết kế trang phục truyền thống của nước mình.
Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý không nên làm dụng quá nhiều hoa văn, bèo nhún trên các mẫu voan sẽ khiến bộ trang phục trông rườm rà, rối mắt.
Không chỉ ứng dụng để làm trang phục, loại vải này còn được dùng để làm một số sản phẩm khác như: rèm, hoa giả, đèn trang trí, khăn trùm cô dâu…
Bài viết trên của chúng tôi đã đưa tới những thông tin cơ bản nhất của vải voan. Mong rằng sau khi đọc xong, các bạn có thể thoải mái sử dụng loại vải này cho trang phục của mình để trở nên lộng lẫy, bắt mắt hơn.
Bạn có biết? Nguồn gốc của vải voan
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX tại Pháp, vải voan đã được ra đời và dần lan rộng ra khắp thế giới. Đến năm 1938, chất liệu voan nylon xuất hiện và ngay lập tức đã trở thành chất liệu vải “thần kỳ”, thay thế các loại vải dệt hữu cơ.
Tuy nhiên, hạn chế của mẫu vải này nhanh chóng lộ rõ sau khi sử dụng được một khoảng thời gian. Tiếp đến năm 1958, vải voan polyester đã được phát triển để khắc phục những yếu điểm của voan nylon nhưng lại không được mềm mại như vải hữu cơ.
Ngoài ra, tính chất của các loại vải voan khá giống nhau, màu sắc đa dạng nên rất các nhà thiết kế ưa chuộng, không cần phải quá đắn đo chọn chất liệu cho sản phẩm của mình.
Có thể bạn sẽ quan tâm: