Bên cạnh những mẫu vải trơn đại diện cho sự đơn giản, tinh tế thì các loại vải có hoa văn ấn tượng, độc đáo cũng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang hiện đại. Trong đó, vải jacquard đang dần phổ biến trong ngành may mặc. Với một số người tên của loại vải này còn khá xa lạ nhưng thực chất chúng đã xuất hiện được gần 300 năm. Trong bài viết dưới đây, Alibu sẽ cung cấp kiến thức cơ bản xung quanh loại vải này. Các bạn hãy cùng theo dõi để biết thêm chi tiết chất liệu “lạ mà quen” này nhé.
Vải Jacquard là gì?
Những loại vải thông thường, muốn hoa văn xuất hiện trên bề mặt thì phải sử dụng các phương pháp in thêu khác nhau. Với vải jacquard, hoa văn sẽ được dệt trực tiếp lên cấu trúc vải, làm tăng độ bền của các họa tiết.
Sở dĩ vải gọi là jacquard bởi kỹ thuật này được thợ dệt người Pháp có tên Joseph – Marie Jacquard phát minh. Chính vì vậy, mẫu vải được đặt theo tên người đã tạo ra nó.
Ban đầu để tạo ra hoa văn trên vải, người thợ phải làm việc hoàn toàn thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức nên giá thành rất cao. Thế nhưng, với sự ra đời của các loại máy móc, công nghệ hiện đại thì quy trình sản xuất đã được tự động hóa, rút ngắn thời gian làm ra những sản phẩm phức tạp, mà giá thành rẻ hơn nhiều.
Ưu nhược điểm của vải Jacquard
Ưu điểm
Độ bền cao
So với các loại vải khác, chất liệu jacquard có độ bền cực nổi bật. Sản phẩm làm từ chất liệu này không bị bai dão, biến dạng trong suốt quá trình sử dụng. Chính vì vậy, chúng rất được yêu thích trong việc thiết kế các trang phục cao cấp, đòi hỏi chất lượng cao.
Dẻo dai
Dựa trên phương pháp dệt phức tạp nên các sợi vải cũng liên kết chặt chẽ với nhau, không dễ bị phá vỡ, mài mòn. Cho nên, các bạn không cần phải lo lắng vải jacquard sẽ bị nhăn nhúm hay nhàu nát như những chất liệu thông thường khác.
Tính thẩm mỹ cao, không lỗi mốt
Nếu bạn là một người luôn bắt kịp xu hướng thời đại thì chắc hẳn hoa văn trên chất liệu jacquard sẽ khiến bạn mê mẩn. Những hình ảnh từ chim muông, hoa lá đầy nghệ thuật hay hình học, trừu tượng cuối hút đều được thể hiện xuất sắc qua từng mũi dệt. Do đó, các sản phẩm từ loại vải này luôn sống mãi với sự phát triển thời trang thế giới, không bao giờ lỗi mốt.
Màu sắc đa dạng
Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất vải jacquard cho phép nhà sản xuất tạo ra những mẫu thiết kế với những dải màu rất phong phú.
Nhược điểm
Giá thành cao
Trước khi xuất hiện máy dệt tự động, để làm ra mảnh vải jacquard đẹp, người thợ phải rất vất vả để tạo ra chúng bằng thủ công. Vậy nên giá thành của chất liệu vải này trở nên đắt đỏ, và chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có thể sở hữu.
Nóng bức, bí bách
Trang phục từ vải jacquard khá dày dặn nên mang lại cảm giác sang trọng, quý phái, đẳng cấp cho người mặc. Thế nhưng, khi ở môi trường nhiệt độ cao, chúng lại khá nóng bức khiến người dùng cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, khó thở.
Ứng dụng vải jacquard trong may mặc
Với ưu điểm độ bền vượt trội, tính thẩm mỹ cao, hoa văn tinh tế, vải jacquard rất được ưa chuộng để tạo ra các sản phẩm sang trọng, quý phái, đầy sáng tạo.
Hoa văn trên vải mang hơi hướng cổ điển nhưng vẫn có nét hiện đại đặc trưng. Vì vậy, khi khoác lên mình những bộ trang phục từ chất liệu jacquard, các bạn sẽ thấy được sự công phu, tỉ mẩn trong từng đường kim mũi chỉ.
Ngoài ra, sản phẩm từ vải jacquard khá dễ mặc không kén vóc dáng hay màu da. Thế nhưng, các bạn cũng cần lưu ý: bản thân vải jacquard đã có rất nhiều họa tiết phức tạp rồi nên phụ kiện kết hợp với trang phục cũng cần đơn giản, nhẹ nhàng, không nên diêm dúa, phức tạp.
Hướng dẫn bảo quản vải Jacquard chuẩn nhà sản xuất
Các hoa văn nổi của vải jacquard có thể dễ dàng bị hư hỏng do sự co lại, phai màu hoặc biến dạng nếu bạn sử dụng chất giặt tẩy mạnh. Làm đúng phương pháp bảo quản theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và sử dụng các sản phẩm làm sạch có tác dụng yếu sẽ giúp bộ đồ từ vải jacquard của bạn trở nên bền đẹp hơn.
Loại bỏ bụi bẩn khô
Loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc trên vải jacquard. Phủi nhẹ bề mặt bằng bàn chải mềm. Ở dưới ảnh, chúng tôi sử dụng máy hút bụi di động với chế độ rất thấp để loại bỏ tất cả bụi hay dị vật nào khác nào khỏi tấm vải. Điều này giúp các bước làm sạch tiếp theo của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Vệ sinh sơ bộ
Lau sơ bộ vải bằng bọt khô hoặc một lớp mỏng dung dịch vệ sinh vải bọc ghế trước khi làm sạch.
Lưu ý:
Khi sử dụng chất làm sạch vải, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa vải bọc ghế dạng bọt khô hoặc dung môi khô để làm sạch cục bộ khi những vết bẩn nhỏ bất ngờ văng vào.
Những chất tẩy rửa này giúp ngăn tình trạng phai màu. Nếu cần biện pháp làm sạch mạnh hơn, tốt nhất hãy mang các bộ quần áo của bạn đến tiệm giặt khô hoặc sử dụng các chất giặt tẩy chuyên dùng dành cho loại vải này.
Sử dụng chất tẩy nhẹ để làm sạch các vết bẩn
Chà nhẹ vết bẩn với 1/2 thìa chất tẩy rửa nhẹ cùng khăn ẩm cho đến khi vết bẩn bay đi. Sử dụng bàn chải mềm chà cho đến khi vải hoàn toàn sạch. Để nguyên cho đến khi vải khô hoàn toàn.
Bảo quản định kỳ
Bạn có thể vệ sinh định kỳ chúng bằng cách dùng bàn chải chà qua lên bề mặt để ngăn ngừa vết bẩn bám vào hay sự ố màu trong tương lai.
Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:
Vải Acrylic | Vải Len |
Vải Bamboo | Vải Kaki |
Vải Modal | Vải Nylon |
Vải Tencel | Vải Thô |
Vải Voan | Vải Spandex |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate |
Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Jacquard
Vào những năm 1804, khi các loại vải thổ cẩm đang nhận được nhiều sự yêu thích nhưng vẫn phải làm thủ công từ những người thợ lành nghề, thì Joseph – Marie Jacquard đã sáng tạo ra các dệt Jacquard. Ông đã tự nghiên cứu về kỹ thuật, nguyên lý cơ học để tạo ra chiếc máy dệt Jacquard tự động đầu tiên điều khiển bằng những thẻ đục để tạo ra những mảnh vải dệt có kiểu dáng và mẫu mã đa dạng.
Hiện nay, vải jacquard đã được dệt với số lượng lớn nhờ sự phát triển của các máy móc hiện đại kết hợp với máy tính cho độ chính xác cao.