Vải Tencel là gì? Những đặc điểm nổi trội của vải Tencel trong may mặc

Vải Tencel là gì?

Giữa muôn vàn chất liệu vải trên thị trường, để chọn được loại vải ưng ý là điều hết sức khó khăn. Trong đó, các loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe con người đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là vải Tencel. Cùng Alibu tìm hiểu về loại vải này nhé!

Vải Tencel là gì?

Cũng giống như những loại vải sinh học khác như cotton, lanh, gai… vải Tencel hay còn có tên gọi khác Lyocell được tạo ra từ bột gỗ của những loại cây có hàm lượng cenllulose cao, thuộc họ nhà Kim. Ví dụ: tre, bạch đàn và phổ biến nhất là khuynh diệp.

Theo đó, các loài cây sẽ được sơ chế qua và nghiền thành bột, rồi áp dụng công nghệ Nano để kéo thành sợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người dùng.

Vải tencel có nguồn gốc tự nhiên từ cây họ Kim
Vải tencel có nguồn gốc tự nhiên từ cây họ Kim.

Đặc điểm của vải Tencel

Ưu điểm

Thân thiện với môi trường

Có thể các bạn chưa biết, tất cả Cenllulose và bột gỗ dùng để chế tạo ra sợi tencel đều sẽ được xử lý trong quy trình hoàn toàn khép kín. Không những vậy, các dung môi được sử dụng khi sản xuất vải đều có thể được tái chế với tốc độ phục hồi cực ấn tượng 99,5%.

Bên cạnh đó, rác thải từ việc tạo ra tencel dễ dàng phân hủy tự nhiên hoặc xử lý sinh học tại chỗ, giảm ô nhiễm môi trường.

Thấm hút nhanh chóng

Vải tencel có khả năng thấm hút đáng kinh ngạc. Hơn thế nữa, mồ hôi cùng không khí ẩm sau khi đã thấm hút không hề tích tụ trên bề mặt vải mà tỏa ra ngoài không khí.

Vì vậy, người mặc sẽ luôn cảm thấy khô ráo, thoáng mát, dễ chịu khi mặc trang phục từ loại vải này. Ngoài ra, khi sờ vào vải ta sẽ cảm nhận được sự mát lạnh tuyệt vời.

Bề mặt vải tencel mềm mịn
Bề mặt vải mềm mịn, khi sờ sẽ cảm thấy mát lạnh.

Chịu được mài mòn

Bên cạnh khả năng thấm hút nhanh chóng và thoáng khí, chất liệu tencel còn có thể chống mài mòn, tăng độ bền cho sản phẩm.

An toàn với sức khỏe người dùng

Nếu như các loại vải tổng hợp có những thành phần gây kích ứng da thì với vải có nguồn gốc tự nhiên như tencel sẽ khắc phục hoàn toàn nhược điểm này. Được làm từ bột gỗ, chất liệu này an toàn với người sử dụng, không gây dị ứng da.

Ngoài ra, khả năng kiểm soát độ ẩm của vải tencel giúp diệt nấm mốc, hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Có thể nói, chất liệu tencel là sự chọn lựa tuyệt vời dành cho những gia đình có trẻ nhỏ và người có làn da nhạy cảm.

Vải tencel phù hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi
Vải tencel phù hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi.

Khắc phục nhược điểm của vải cotton

Ưu điểm nổi bật tiếp theo của vải tencel là nhanh khô và không bị co rút hay nhăn sau khi giặt. Vậy nên, các bạn có thể giặt máy sản phẩm làm từ chất liệu này.

Màu sắc đa dạng

Sợi tencel có khả năng hấp thụ cao nên dễ dàng nhuộm được các màu sắc vải để cho ra sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng.

vải tencel có màu sắc đa dạng
Vải Tencel rất dễ nhuộm màu cho ra những mảnh vải có màu sắc phong phú, đa dạng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vải tencel vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Sẽ bị co lại trong lần giặt đầu tiên khoảng 3%.
  • Giá thành cao hơn so với các loại vải khác.
  • Do hạn chế về mặt công nghệ và kỹ thuật, chất liệu tencel hầu như nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Dễ phai màu.
Vải tencel khá dễ phai màu
Vải tencel khá dễ phai màu nên các bạn cần phải đặc biệt lưu ý trong việc vệ sinh sản phẩm.

Những lưu ý khi vệ sinh & bảo quản vải Tencel từ nhà sản xuất

– Không giặt sản phẩm làm từ chất liệu này trong nước nóng, dưới 30 độ. Nếu không, vải rất dễ bị nhăn hoặc mủn.

Không nên giặt đồ làm từ chất liệu tencel ở nhiệt độ cao
Không nên giặt đồ làm từ chất liệu tencel ở nhiệt độ cao.

– Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, độ kiềm trung bình.

– Trong lần giặt đầu tiên, các bạn nên giặt sản phẩm từ vải tencel trong nước lạnh mà không dùng bất kỳ hóa chất tẩy rửa nào.

– Không phơi sản các sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao mà phơi trong nơi râm mát, có gió.

Nên phơi quần áo ở những nơi thoáng mát, có gió
Nên phơi quần áo ở những nơi thoáng mát, có gió.

– Vào những ngày mưa gió, chỉ nên hong khô vải trước quạt, tuyệt đối không sử dụng máy sấy.

Trên đây, Alibu đã gửi đến cho các bạn những thông tin cơ bản về loại vải được sử dụng khá phổ biến trên thị trường – vải Tencel. Hy vọng, thông qua bài viết, các bạn sẽ tìm được chất liệu vải phù hợp với nhu cầu của mình.

Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải đang có sẵn tại Alibu:

Vải Acrylic Vải Jacquard
Vải Kaki Vải Len
Vải Bamboo Vải Nylon
Vải Modal Vải Thô
Vải Voan Vải Spandex
Vải Lanh Vải Polyester
Vải Chiffon Vải Ren
Vải Đũi Vải Jean
Vải Lụa Vải Nỉ
Vải Kate

Bạn có biết? Vải Tencel ra đời như thế nào?

Lịch sử phát triển của vải Tencel bắt đầu vào năm 1980, khi chất liệu này được đầu tư phát triển mạnh mẽ bởi công ty Courtaulds Fibers ở Coventry, Vương Quốc Anh.

Đến năm 1990, vải tencel được đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường và sản xuất tại nhà máy Rayonulds ở Mobile, Alabama. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, loại vải này đã được sản xuất thêm tại nhà máy Grimsby vào năm 1998.

Thế nhưng, chất liệu tencel chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2004, khi trở thành sản phẩm nức tiếng của tập đoàn Lenzing AG. Đến năm 2013, thương hiệu Tencel của Lenzing đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

Cây bạch đàn sản xuất ra vải tencel
Cây bạch đàn – một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất ra vải tencel.