Trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, công ty may mặc chúng ta thường nghe nói tới QA. Với những người không chuyên thì thuật ngữ này tương đối khó hiểu nên trong quá trình trao đổi rất dễ dẫn đến không hiểu ý đối phương. Vậy QA trong ngành may là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Alibu.
QA trong ngành may mặc là gì?
QA là từ viết tắt của bộ phận Quality Assurance có chức năng giám sát, quản lý và đảm bảo hệ thống, quy trình sản xuất của doanh nghiệp theo một chuẩn mực chất lượng nào đó. Trong ngành may mặc, QA phải quản lý chặt chẽ những tiêu chuẩn về chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khi lên ý tưởng, nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã… cho đến lúc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và đem đi bày bán, tiêu thụ ngoài thị trường. Cuối cùng chăm sóc khách hàng và giải quyết những vấn đề phát sinh.
Mục đích của QA là đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp, cty, xưởng may đồng phục. Từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, mang lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời hạn chế những chi phí thất thoát ở mức thấp nhất.
Tham khảo: Phương pháp kiểm hàng và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc
Những công việc chính của nhân viên QA trong ngành may là gì?
- Thiết lập và xây dựng sổ tay và quy trình hệ thống quản lý tại nơi sản xuất áp dụng. Một số hệ thông tiêu chuẩn ngành may mặc đó là TCVN, JIS, BS, EN, DIN, ISP, GOTS…
- Đề xuất các quy trình nhằm phát triển sản phẩm đáp ứng với từng yêu cầu cụ thể của dự án bằng việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những điều chỉnh, thay đổi phù hợp nhất với mỗi sản phẩm.
- Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp, đối tác đang có hoạt động hợp tác với công ty.
- Đào tạo các bộ phận liên quan trong việc áp dụng hệ thống, kiểm tra chất lượng phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Một điều bạn cần lưu ý: Một người QA trong ngành may cũng cần biết các loại vải nào là tốt nhất (về sản phẩm, lợi nhuận,…) khi may từng trang phục cụ thể. Sau đây là 20 loại vải bạn cần tìm hiểu sâu để bổ sung kiến thức cần thiết trong ngành may mặc:
Vải Bamboo | Vải Jacquard |
Vải Kaki | Vải Len |
Vải Modal | Vải Nylon |
Vải Tencel | Vải Thô |
Vải Voan | Vải Acrylic |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate | Vải Spandex |
Kỹ năng cần thiết của một QA giỏi trong ngành may mặc là gì
Chú ý từng chi tiết dù nhỏ nhất
Kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QA đó là khả năng quan sát, chú ý đến từng chi tiết. Điều này đòi hỏi QA phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ bởi đôi khi một sự cố hoặc lỗi vô cùng nhỏ cũng ảnh hưởng toàn bộ quá trình khiến cho sản phẩm không đạt chuẩn. Ngoài việc bao quát tổng thể bên ngoài, các bạn cũng cần tập trung vào những chi tiết nhỏ để tránh bỏ xót.
Kiên nhẫn trong từng trường hợp
Để rèn luyện sự cẩn thận, tỉ mỉ thì trước đó QA cần phải sở hữu tính kiên nhẫn. Bạn cần phải kiên nhẫn trong mọi trường hợp, hoàn cảnh, không bao giờ được vội vàng. Nếu không rất dễ dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác, đưa ra những quyết định sai lầm.
Click xem: Hàng Rep 1-1 là gì? Những bí mật ít người biết về hàng Rep
Kỹ năng giao tiếp tốt
Là một người phụ trách quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm thì QA cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Các bạn phải đảm bảo rằng mình hiểu rõ được tất cả vấn đề, yêu cầu của dự án. Lúc này bạn mới các thể mô tả được những tiêu chí để kiểm tra, đồng thời truyền đạt nội dung của những mô tả đó.
Không ngừng học hỏi
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, các phần mềm về quản lý, kiểm tra chất lượng ra đời với những tính năng phức tạp. Vì thế, nhân viên QA cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để theo kịp được các xu hướng công nghệ mới nhất, tránh lạc hậu. Việc này không chỉ giúp phát triển công ty mà bạn đang làm việc mà còn đem đến cơ hội thăng tiến cho chính bạn nữa đó.
Quản lý thời gian hợp lý
Bạn đã bao giờ cảm thấy dù làm việc không ngừng nghỉ nhưng vẫn chả bao giờ hết việc hay chưa? Công việc của một QA là thực hiện, giám sát mọi công đoạn về quản lý chất lượng sản phẩm. Thế nhưng, không phải tất cả công việc sẽ mất một khoảng thời gian như nhau để hoàn thành. Chính vì thế, bạn cần sắp xếp, thực hiện trước những việc có thể giải quyết xong trong ngày.
Tự giác thừa nhận lỗi của mình
Không phải ai hoàn hảo nên việc mắc lỗi là điều dễ hiểu. Dù là lỗi lớn hay lỗi nhỏ, quan trọng hay không cần thiết thì bạn cũng luôn phải biết nhận sai nếu lỗi đó là của mình. Nếu như ai cũng trốn tránh trách nhiệm thì sẽ xuất hiện những trận cãi vã, tranh luận hơn thua và kết quả chẳng mấy khi tốt đẹp. Do đó, hãy thừa nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để không bao giờ lặp lại lỗi đó nữa.
Có thể ví nhân viên QA như một người cảnh sát bảo đảm mọi người tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật. QA là người giám sát, theo dõi để tất cả nhân viên thực hiện đúng theo quy trình, tiêu chuẩn chất lượng và hạn chế tối đa những rủi rõ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo dựng uy tín, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp ngành may mặc nào cũng phải có.
Thông qua bài biết, chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi QA trong ngành may là gì rồi nhỉ. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn có cái nhìn tổng thể về ngành này.
Tìm hiểu thêm: Học May Công Nghiệp Có Khó Không – 4 Lợi ích Khi Học May (alibu.com.vn)