Nếu bạn là người yêu thích phong cách thời trang vintage chắc chắn đã nghe qua chất liệu vải thô. Đây là loại vải chính để làm ra những sản phẩm theo tiêu chí “Cổ điển những không cổ hủ”, đang dẫn đầu làng thời trang thế giới. Nhiều nhà thiết kế nổi tiếng đã “phải lòng” chất liệu thô, coi nó như nguồn cảm hứng bất tận tạo ra những sản phẩm tinh tế, nhẹ nhàng không kém phần sang trọng, lịch thiệp, trẻ trung. Cùng Đồng Phục Alibu tìm hiểu mọi điều xung quanh loại vải thô trong bài viết dưới đây nhé.
Vải thô là gì?
Ngay từ cái tên đã toát lên vẻ mộc mạc của vải thô. Đây là loại vải được hình thành thông qua quá trình dệt các sợi tự nhiên như bông hoặc gai.
Trong lúc kéo sợi và dệt, người thợ dường như không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, giữ được tính chất tự nhiên của vải. Bề mặt vải trơn phẳng, khi tiếp xúc với da, chúng ta sẽ cảm thấy hơi thô cứng chứ không mềm mại như lụa hay len.

Ưu điểm và hạn chế của vải thô
Ưu điểm
- Có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên vải thô có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, rất thích hợp sử dụng làm trang phục cho mùa hè.
- Làm mát cơ thể nhanh chóng: Cảm giác đầu tiên khi sờ vào vải là rất mát tay. Vì vậy, người sử dụng sẽ cảm thấy dịu mát, thoải mái khi mặc.
- Vải thô còn có khả năng chống tia UV gay gắt vào mùa hè. Mỗi loại vải có độ dày khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung chúng đều rất thoáng mát và tỏa nhiệt tốt. Do đó, chất liệu vải rất thích hợp sử dụng để làm trang phục tại những nơi có điều kiện thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt.
- Độ cứng của vải tốt hơn các loại vải khác như lụa, cotton… nên khả năng giữ form tốt hơn.
- Thấm nước nhanh: Nếu quan sát kỹ các bạn sẽ thấy bề mặt vải có một lớp bông mỏng, làm cho chất liệu vải này thấm nước rất nhanh.
- Không giống như nhiều loại vải khác, vải có khả năng tiếp nhận màu rất tốt, in ấn được nhiều họa tiết từ đơn giản tới phức tạp.
- Có cấu tạo hoàn toàn là sợi tự nhiên nên vải thô rất lành tính với con người, không gây dị ứng, kích ứng da, không chứa các hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường.


Nhược điểm của vải thô
- Vải cứng là nhược điểm lớn nhất của loại “vải xưa” này. Vậy nên, đôi lúc người tiêu dùng không thích sản phẩm từ chất liệu thô và hạn chế mua. Để khắc phục điều này, các nhà sản xuất đã nghiện cứu kết hợp sợi vải thô với nhiều loại sợi khác để mềm mại, dễ chịu hơn.
- Chất liệu vải này còn khá dày do chưa được xử lý và kết hợp với những loại vải khác. Tuy nhiên, chính vì vải dày nên rất thích hợp may trang phục bảo hộ cho người lao động khi làm việc bên ngoài trời nắng.
- Trang phục từ vải thô còn hay bị nhăn sau khi giặt. Thế nhưng, các bạn đừng lo lắng, bởi vì chỉ cần là ủi một chút là có thể quay về kiểu dáng ban đầu.

Một số loại vải thô phổ biến
Hiện nay trên thị trường, có hai loại vải thô phổ biến nhất là thô mộc và thô lụa.
Vải thô mộc
Chất liệu vải thô mộc khá cứng do không pha lẫn bất kỳ loại sợi nào khác, là mẫu vải nguyên bản. Loại vải này hay được sử dụng để làm áo sơ mi, giày, túi xách, vải bọc ghế sofa… Ngoài ra, loại vải này còn được chia tiếp thành 2 loại là thô dày và thô mỏng tùy thuộc vào độ dày của vải.

Vải thô lụa
Chất liệu vải này mềm mại, láng mịn hơn hẳn vải thô mộc. Khi sờ, các bạn sẽ cảm thấy rất mát tay, giống như vải lanh nhưng mịn hơn. Đặc điểm nổi trội của vải thô lụa là thấm hút mồ hôi tốt, không bị nhăn ngay cả khi bạn vò mạnh. Bề mặt vải mịn tương tự như lụa nên được gọi là vải thô lụa. Sản phẩm từ chất thô lụa luôn có sự dịu dàng, tinh tế, trang nhã, thanh lịch nhất định.

Với những đặc tính riêng biệt của mình, loại vải này rất được yêu thích sử dụng để may các loại sản phẩm thời trang như: váy, áo,… đặc biệt là chân váy thô trở thành xu hướng 2020. Hơn thế nữa, loại vải này còn được áp dụng để may áo sơ mi đồng phục, đồ công sở… cho cả nam và nữ.




Mong rằng, thông qua bài viết của Đồng phục Alibu, các bạn đã định hướng được cho mình trang phục làm từ chất liệu thô ưng ý, phù hợp với sở thích, nêu bật tính cách của mỗi người.
Vậy, bạn có dự định may đồng phục với chất vải thô?
Với những tính năng ưu việt của dòng vải tự nhiên như thoáng mát và thấm hút mồ hôi nhanh, chất liệu vải thô đang được ứng dụng rất rộng rãi để may những bộ đồng phục công nhân, đồng phục kỹ sư, đồng phục bảo vệ… với chi phí cực kỳ hợp lý.
Vậy nếu bạn đã “chấm” vải thô để may đồng phục hoặc áo nhóm cho tập thể mình, tại sao không liên hệ tới Alibu – chuyên gia trong ngành đồng phục tại Việt Nam?
Sẵn sàng nhận tư vấn may đồng phục ngay cùng Alibu?
Luôn lắng nghe, tư vấn tận tình để đưa ra giải pháp may đồng phục từ A-Z hợp Mốt dành riêng cho bạn.
Hãy kết nối với Alibu để được trao đổi với những chuyên gia đồng phục của chúng tôi ngay hôm nay. Để lại thông tin chi tiết về yêu cầu của bạn càng nhiều càng tốt!
Có thể bạn đang muốn tìm hiểu các loại vải khác đang có sẵn tại Alibu:
Vải Bamboo | Vải Jacquard |
Vải Kaki | Vải Len |
Vải Modal | Vải Nylon |
Vải Tencel | Vải Acrylic |
Vải Voan | Vải Spandex |
Vải Lanh | Vải Polyester |
Vải Chiffon | Vải Ren |
Vải Đũi | Vải Jean |
Vải Lụa | Vải Nỉ |
Vải Kate |